Họa sĩ Nguyễn Tiến Chung sinh ngày 8-7-1914 tại Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Cự Giải, cầm tinh con (giáp) hổ (Giáp Dần 1914). Nguyễn Tiến Chung xếp hạng nổi tiếng thứ 80223 trên thế giới và thứ 398 trong danh sách Họa sĩ nổi tiếng.
Danh họa Nguyễn Tiến Chung
Lịch sử của ông:
Từ năm 1946 là giảng viên của Trường Cao đẳng Mĩ thuật Việt Nam.
Từ năm 1947-1953 ông tham gia Mặt trận Việt Minh nội thành Hà Nội.
Năm 1954 là Ủy viên Ban chấp hành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội .
Từ năm 1955-1964 là giảng viên Trường Đại học Mĩ thuật Việt Nam.
Từ năm 1957-1983 là Ủy viên Ban chấp hành Hội Mĩ thuật Việt Nam khóa I.
Từ năm 1966-1976 là Ủy viên Hội đồng nghệ thuật Hội Mĩ thuật Hà Nội.
Họa sỹ Nguyễn Tiến Chung không chịu gò bó trong một chất liệu cố định, ông phóng khoáng sáng tác trên sơn dầu, sơn mài, lụa, tranh khắc gỗ và đã tiếp cận với dòng nghệ thuật đương đại. Nguyễn Tiến Chung đã chơi nghệ thuật sắp đặt từ những năm 1950-1960 trong khi loại hình này chỉ thực sự du nhập vào Việt Nam cuối thế kỷ XX. Cho dù sáng tác trên chất liệu nào đi nữa, ông luôn tâm niệm “Mắt chúng ta phóng xa nhìn thế giới, nhưng chân phải đứng trên mảnh đất Việt Nam. Không bao giờ mất gốc, tìm hiểu nghệ thuật thế giới để nâng tầm hiểu biết của ta lên”. Chính vì điều này, các sáng tác của họa sỹ luôn hướng đến yếu tố dân tộc. Các tác phẩm sáng tác ở giai đoạn có sự ảnh hưởng nghệ thuật đương đại của ông như Mèo vờn chuột, Trâu, Nguyễn Tiến Chung luôn tìm kiếm và thổi vào tranh hồn dân tộc tươi rói bên cạnh bút pháp mới mẻ. Là học viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, họa sỹ Nguyễn Tiến Chung đã cùng giới họa sỹ Việt Nam tích cực khai thác và phát huy vốn cổ dân tộc, kiến tạo cái đẹp mới bền vững cho ngôi nhà văn hóa chung của dân tộc.
Họa sĩ Nguyễn Tiến Chung mất năm 1976 do bệnh hiểm nghèo. Ông đã sống trong những năm tháng gian khổ thiếu thốn nhưng vui tươi và hạnh phúc. Niềm vui sáng tạo như ngọn lửa nguồn không bao giờ tắt trong trái tim đam mê, nhân hậu. Nghệ thuật của ông là mặt hồ trong trẻo soi bóng làng quê Việt Nam, ngợi ca người nông dân chất phác, cần cù, yêu lao động và hòa bình.
“Được mùa”, tác phẩm tranh lụa hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Bức sơn mài “Đập lúa” năm 1963 vẽ cảnh ngày mùa bận rộn, lao động về đêm dưới ánh đèn ba dây tỏa sáng, ba nhân vật lực điền chiếm hết mặt tranh, nét vẽ to, khỏe, mộc mạc. Lối diễn hình cách điệu dân gian ngộ nghĩnh, hòa sắc xanh lạnh của sơn mài hiện đại.
Nữ dân quân trao đổi kinh nghiệm bắn rơi máy bay
Nguyễn Tiến Chung
Sơn dầu - 90x110 cm (1971).
Tác phẩm Hai thiếu nữ đi trên đồng lúa của danh họa Nguyễn Tiến Chung, sơn mài, 1943-1944
Tác phẩm Chợ Nhông, in khắc gỗ của HS Nguyễn Tiến Chung, 1958
Tác phẩm cấy lúa vùng cao của danh họa Nguyễn Tiến Chung
Tác phẩm Hai Thiếu Nữ - (đồng sáng tác của HS Nguyễn Tiến Chung)
Tranh hiện treo trong bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam tại Hà Nội
Danh họa Nguyễn Tiến Chung là họa sĩ đa tài, vẽ nhiều chất liệu từ bột màu, mực nho tới sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ... Tranh lụa của Nguyễn Tiến Chung mang đậm nét phương Đông, luôn phát huy được nét lụa truyền thống với vẻ đẹp đặc thù của chất liệu lụa óng ả, giàu chất thơ. Tranh sơn mài có những nét khỏe khắn và riêng biệt. Tranh sơn dầu với phong cách riêng, màu mỏng nhẹ và điểm nét thanh thoát
Hình ảnh tranh và thông tin nội dung đăng tải được lấy từ nguồn lưu của google.com
BÀI VIẾT KHÁC