Họa Sĩ Victor Tardieu

Như các bạn đã thấy, gần đây các tác phẩm mỹ thuật tạm thời gọi là giai đoạn kháng chiến hay giai đoạn đông dương rất thành công về mặt giá trị trên thị trường đấu giá thế giới, tranh của các danh họa như Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm, Tô Ngọc Vân v.v có nhiều bức đạt giá triệu đô, và đây là lức chúng ta nhìn lại sự đóng góp cho thành công nên hội họa Việt Nam là thầy giáo, họa sĩ Victor Tardieu người pháp.
 

 

 

họa sĩ Victor Tardieu người pháp
họa sĩ Victor Tardieu người pháp với các học trò của mình
 

Victor Tardieu là một trong hai nguời thành lập trường cùng họa sĩ Nam Sơn, đã mang đến cho những sinh viên này hệ thống giáo dục vượt xa những gì họ có thể mong đợi từ chế độ khai thác thực dân của Pháp. Nhưng toàn quyền Pháp lúc bấy giờ có chủ trương về việc chỉ đào tạo những thợ trang trí và xây dựng người bản xứ, nhằm phụ giúp công việc chính của người Pháp chứ không phải tầng lớp trí thức mới người Việt với nền tảng đào tạo của Pháp mà có khả năng sẽ chiếm lĩnh chính thị phần mà người Pháp dòm đến sau này.

 

Tháng 11 năm 1925, trường khai giảng khóa đầu tiên (1925-1930) Nhà trường tuyển 12 sinh viên trên tổng số 270 đơn đăng kí từ cả 3 nước Đông Dương, trong số 12 sinh viên này thì có 10 sinh viên ngành Mỹ thuật và 2 sinh viên ngành Kiến trúc mà sau này trở thành nền tảng cho giới kiến trúc Việt Nam sau này.

 

Khi còn là họa sĩ ở Pháp, ông từng sáng tác rất nhiều và đoạt các giải thưởng lớn. trong đó ông đoạt một giải thưởng Đông Dương (Prix de l’Indochine). Nó cho ông một chuyến du lịch đến xứ Đông Dương xa xôi như một chuyến phiêu lưu mà sẽ thay đổi cuộc đời ông cũng như thay đổi một nền mỹ thuật mãi mãi.

Ông đến Đông Dương năm 1921, sau đó ông đã nhận được một hợp đồng vẽ hai bức tranh tường rất lớn, một cho Đại Học Đông Dương (Université Indochinoise) và một cho Thư viện trung ương (Bibliothèque Centrale) ở Hà Nội. ông đã mất tới 6 năm để hoàn thành tác phẩm lớn đó. (thật tiếc là những bức tranh của ông đã bị thời gian hủy hoại. đã từng có những dự án để phục dựng lại nhưng vẫn không thật sự mỹ mãn.)

họa sĩ Victor Tardieu người pháp với bức đông dương khổ siêu lớn

họa sĩ Victor Tardieu người pháp với bức đông dương khổ siêu lớn
Bức tranh này mà còn tồn tại đến ngày này, thì hẳn các bạn cũng đoán được, nó sẽ có giá nhiều triệu USD

Bức tranh khổ lớn trang trí cho giảng đường chính của Đại học Đông Dương (nay là Hội trường Ngụy Như Kon Tum, số 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội). Miệt mài trong 6 năm trời, trên một diện tích rộng 77m2, bằng chất liệu sơn dầu trên toan, Victor Tardieu đã minh họa một cách sinh động khung cảnh xã hội Hà Nội qua cảm nhận của ông. Theo đánh giá của giới chuyên môn cùng thời, bức tranh là sự hoàn hảo của kỹ thuật phương Tây thời đó, nhưng lại thể hiện rõ văn hóa phương Đông.
Tâm điểm của bức tranh, chiếc cổng tam quan với cây hoa đại bên cạnh và cây cổ thụ phía sau - là một hình ảnh rất tiêu biểu cho đất nước Việt Nam.

 

Trong thời gian ở đây, ông tiếp xúc với con người và văn hóa bản địa, có nhiều bức vẽ, phác thảo và kí họa về dân An Nam tại đây và có ấn tượng với khả năng thẩm mỹ và năng khiếu học hỏi tuyệt với của dân xứ này. Điều đó dẫn đến một ý định thành lập một trường mỹ thuật ở Hà nội.

Cùng với sự cộng tác của một họa sĩ Việt Nam – họa sĩ Nam Sơn. ngày 24 tháng 11 năm 1924 trường Mỹ Thuật Đông Dương ra đời ở số 42 Yết Kiêu ngày nay. Ngay sau đó ông liền quay trở về Pháp vài tháng để tuyển giáo viên giảng dạy cho trường.

họa sĩ Victor Tardieu người pháp với phố cổ Hà Nội
Họa sĩ Victor Tardieu người pháp với phố cổ Hà Nội

họa sĩ Victor Tardieu người pháp với bức Bà Mẹ

Họa sĩ Victor Tardieu người pháp với bức Bà Mẹ

họa sĩ Victor Tardieu người pháp với bức bến thuyền

họa sĩ Victor Tardieu người pháp với bức bến thuyền

họa sĩ Victor Tardieu người pháp với bức tiêm chủng
họa sĩ Victor Tardieu người pháp với bức trích ngừa

họa sĩ Victor Tardieu người pháp với bức đông dương

họa sĩ Victor Tardieu người pháp với bức Đông Dương nguyên gốc

 

Vậy đó! Đó là một sự khởi đầu cho một nền mỹ thuật sau này với nhiều các tên tuổi lừng danh. Chúng ta sẽ biết thêm quá trình này trong một kỳ tiếp theo nhé :))

 Hình ảnh tranh và thông tin nội dung đăng tải được lấy từ nguồn lưu của google.com

Hotline: (84) 913 323.977
Chat Facebook
Gọi điện ngay