Danh họa Alfred Sisley (1839 -1899)

Danh họa Alfred Sisley

Danh họa Alfred Sisley

Lịch sử hội họa thế giới phát triển rực rỡ, trải qua nhiều thời kỳ với các trường phái khác nhau. Nổi bật trong số đó là trường phái Ấn tượng. Đây là trường phái được biết đến rộng rãi cũng như được yêu thích nhất trong lịch sử hội họa thế giới bởi những bức tranh tràn ngập ánh sáng tự nhiên, táo bạo, thể hiện cảm xúc mãnh liệt của con người.

Lịch sử trường phái tranh Ấn tượng

Trong các giai đoạn lịch sử trước, nhiều họa phẩm nghệ thuật mang tính ấn tượng đã xuất hiện. Nhưng phải đến giữa thế kỷ 19, trường phái này mới chính thức ra mắt bởi một nhóm các họa sĩ người Pháp. Đến cuối thế kỷ 19, trường phái hội họa Ấn Tượng đã phát triển rực rỡ và ảnh hưởng lan khắp các nước phương Tây.

Năm 1874, nhóm họa sĩ gồm Claude Monet, Pissaro, Renoir... lần đầu tiên cùng nhau trưng bày các tác phẩm tại một triển lãm tại Paris. Tên trường phái "Ấn tượng" bắt nguồn từ bức tranh "Impression: Sunrise - 1870" của Claude Monet. Tuy nhiên trong thời kỳ này, trường phái ấn tượng bị coi là kích động, đe dọa nghệ thuật truyền thống nên chỉ nhận được sự ủng hộ của nhóm nhỏ bạn bè trung thành, họa sĩ, nhà văn và số ít giới buôn tranh.

Trường phái ấn tượng hình thành từ Paris hiện đại. Đó là chất xúc tác, là nơi xuất phát và là chủ đề của trường phái ấn tượng.

Sinh hoạt văn hóa vào hậu bán thế kỷ 19 phát triển và thành phố Paris được cả thế giới công nhận là Kinh Đô của Nghệ Thuật. Thành phố này có 50 cây số đại lộ mới, với các quán cà phê hạng sang, các khách sạn, các phòng hòa nhạc phục vụ cho mọi loại khách hàng. Các tòa nhà to lớn đang được xây cất, kể cả các nhà ga danh tiếng như Gare de Lyon, Gare Saint Lazare, nơi dùng làm đề tài cho Monet, giáo đường Sacré Coeur với mái vòm đồ sộ, nhô lên một cách hùng vĩ tại các khu Batignolles và Montmartre, và đây là khu cư trú hoặc có phòng vẽ của nhiều họa sĩ như Renoir...

Thành phố Paris còn có các cửa hàng bách hóa bình dân mới mở như Bon Marché, nơi đây các bà nội trợ mặc quần áo màu sặc sỡ, thuộc giai cấp thấp thường tới mua sắm, họ cũng là đề tài cho các họa sĩ Ấn  Tượng. Thành phố Paris còn là nơi tổ chức các cuộc Triển Lãm Quốc Tế vào các năm 1855, 1867, 1878, 1889 và 1900 với các kiến trúc vĩ đại như Lâu Đài Kỹ Nghệ (Palais de l 'Industrie) và các Lâu Đài Lớn và Nhỏ (Grand et Petit Palais), và biểu tượng của Paris là cây Tháp Eiffel vĩ đại.

Nhiều trường dạy vẽ và các triển lãm được mở ra ở Paris. Paul Durant-Ruel- một nhà buôn tranh đã cổ vũ sự phát triển của hội họa Ấn tượng bằng việc tổ chức những cuộc triển lãm tranh khắp các nước châu Âu.

Từ năm 1900, tiếng tăm và ảnh hưởng của nhóm Ấn tượng lan truyền khắp Châu Âu và Mỹ, lôi kéo nhiều họa sĩ trẻ theo trường phái này. Tranh của các họa sĩ Ấn tượng như Monet, Renoir, Degas được bán với giá rất cao.

Trường phái Hội Họa Ấn Tượng đã gây ra các tranh luận gay gắt vào cuối thế kỷ 19 nhưng đồng thời đã là một đường hướng nghệ thuật mới và đặc sắc, khiến cho mọi người phải chấp nhận cách suy luận (logic) khác thường, ẩn hiện đằng sau phong cách diễn tả sự vật.

Ấn Tượng đã gây được các ảnh hưởng sâu rộng tại châu Âu, giải phóng Nghệ Thuật khỏi các giáo điều cổ điển. Có thể nói, Trường phái Ấn Tượng là một bước đột phá quan trọng của hội họa thế giới trong việc đi sâu nghiên cứu màu sắc, ánh sáng và không khí ngoài trời. Trước khi có trường phái Ấn Tượng thì hầu hết họa sĩ vẽ tranh trong xưởng họa, thể hiện trong tranh mình ánh sáng của xưởng họa, cho dù chủ đề trên tranh là sự việc xảy ra ngoài trời. Hội họa Ấn Tượng ra đời cho ta thấy trong thiên nhiên không có màu sắc nào cố định mà luôn luôn thay đổi từng giờ, từng ngày và từng mùa trong năm.

Cầu Moret, Tranh của  Danh họa Alfred Sisley

Cầu Moret, Tranh của  Danh họa Alfred Sisley

Đặc điểm trong tranh Ấn tượng

Các họa sĩ ấn tượng ưa thích lối bố cục tức thời và không theo quy luật. Họ thường vẽ ngoài trời, vẽ nhanh, vẽ theo quan sát, trong loại ánh sáng tự nhiên, khác với cách vẽ trong phòng từ các bản phác thảo. Monet đã vẽ cùng một đề tài nhiều lần trong các khung cảnh ánh sáng khác nhau để cho thấy màu sắc và các tác dụng màu đã thay đổi ra sao vào các giờ khác nhau của một ngày. Các nhà phê bình nghệ thuật vì thế cho rằng kết quả của cách vẽ nhanh và tức thời là các bức vẽ chưa hoàn tất, có tính cẩu thả hơn là một họa phẩm thật sự. Lối vẽ rõ nét cọ của các họa sĩ ấn tượng cũng khiến cho người ngắm tranh phải chú ý tới kỹ thuật và bề mặt của họa phẩm và bức tranh không còn là một thứ cửa sổ qua đó đề tài được mô tả, và theo cách này, các họa sĩ ấn tượng đã chuẩn bị cho đường hướng nghệ thuật trừu tượng của các thập niên về sau.

Phong cảnh, Tranh của  Danh họa Alfred Sisley

Phong cảnh, Tranh của  Danh họa Alfred Sisley

 

Kỹ thuật: Bức tranh được vẽ nhanh, chủ trương ghi lại những khoảnh khắc tức thời, tổng quan của đề tài lúc mới nhìn. Bố cục tranh không theo quy luật, không chú trọng vào chi tiết mà tóm bắt toàn diện cảnh vật.

Các họa sĩ ấn tượng mô tả những gì mà con mắt thu nhận lúc mới nhìn, hơn là cảm xúc hay tâm tư trước đề tài. Họ cố gắng dùng phẩm màu để tạo ra các loại ánh sáng phản chiếu từ đề tài.

Dòng sông, Tranh của  Danh họa Alfred Sisley

Dòng sông, Tranh của  Danh họa Alfred Sisley

 

Chủ đề: trong tranh của các họa sĩ Ấn Tượng thường hiện đại, hướng về thiên nhiên, cảnh sắc thành phố của nước Pháp. Đó là các phụ nữ Paris hiện đại tại công viên, quán café…trong tranh của Renoir, cảnh ngoại ô Paris trong tranh của Monet, Camille Pissarro và Alfred Sisley, cảnh múa balett trong tranh của Degas…

Các họa sĩ ấn tượng đã vẽ các phong cảnh dưới ánh sáng mặt trời, các cảnh miền quê, các đề tài của thời kỳ phát triển kỹ nghệ, đó là các nhà ga và đường xe lửa, các cây cầu sắt, các con sông đào và những sà lan, các nhà máy với những ống khói phóng khói đen lên bầu trời… Họ cũng mô tả loại đời sống của thành phố Paris với nhiều kiểu y phục sặc sỡ, vẽ các đám đông tụ họp tại những nơi vui chơi cuối tuần.

Làng ven sông, Tranh của  Danh họa Alfred Sisley

Làng ven sông, Tranh của  Danh họa Alfred Sisley

 

Ánh sáng và màu sắc: Ánh sáng trong tranh Ấn tượng lung linh, rực rỡ. Các hoạ sĩ diễn tả loại ánh sáng này bằng các nét bút nhỏ, dùng màu vẽ thuần chất hơn là màu pha trộn, nhấn mạnh đến sự thay đổi và chất lượng của độ sáng trong tranh.

Ánh sáng được chú trọng với mục đích tóm bắt những hiệu ứng thị giác ghi nhận được từ thế giới xung quanh. Các bức vẽ thường có màu sắc rực rỡ, có vẻ cường điệu không tự nhiên, đối chọi, va đập rất mạnh, bỏ qua các quy luật tối sáng của phương pháp cổ điển. Ánh sáng khí trời tràn ngập khắp bức tranh thay thế cho nguồn sáng đèn vốn là nguồn sáng duy nhất trước đó.

 

Đường nét: Lối vẽ bất nghi thức với đối tượng, các nét vẽ ngắn, rõ nét cọ, các đường quệt màu đa dạng (stroke, tache), thô, tạo cảm giác như bức tranh chưa hoàn thành.

Điểm mới của những họa sĩ Ấn Tượng là đi sâu nghiên cứu cái nhấp nhoáng của màu sắc luôn luôn thay đổi của không khí bao trùm vạn vật. Căn cứ vào sự phát hiện của nhà khoa học người Pháp là Michel Eugène Chevreul (1786-1889) về sự tương phản của màu sắc, những họa sĩ Ấn Tượng không pha màu trên bảng pha màu khi vẽ mà chỉ để những màu gần nhau rồi chúng “tự pha màu” trong nhãn cầu người xem khi khoảng cách giữa bức tranh và người xem vừa tầm.

Về mặt bút pháp, có thể thấy là với hội họa Ấn Tượng, cách tạo hình hoàn chỉnh trọn vẹn trước kia đã dần dần bị phá vỡ. Những nét cọ tách bạch, dứt khoát và những vệt màu ngày càng rút ngắn, thay thế cho các mặt sơn di nhẵn hay cách vờn khối quen thuộc. Dần dà trong tranh, nét màu chuyển hẳn thành những vệt ngắn hay lốm đốm, lấm tấm nhỏ. Họa sĩ muốn đoạt tuyệt với những nguyên tắc hàn lâm, cổ điển, với những quy tắc, quy phạm. Với bảng màu trong trẻo và tươi sáng, bút pháp ấy trở thành tiêu biểu cho phong cách Ấn Tượng mà Claude Monet (1840-1926) là đại diện xứng đáng nhất. Ông là thủ lĩnh của trường phái Ấn Tượng, người đầu tiên hình thành những nguyên tắc và hoạch định những kế hoạch thực hiện kỹ thuật hội họa ấn tượng.

 ++

Thêm thông tin về Danh Họa Alfred Sisley:

Sisley sinh ra ở Paris trong một gia đình người anh giàu có, William Sisley và Felicia Sell. Trong những năm đầu của thập kỉ 1860 ông học tại phòng tranh của Marc-Charles-Gabriel Gleyre, nơi ông làm quen với Frédéric Bazille, Claude Monet và Pierre-Auguste Renoir. Cùng nhau họ vẽ các bức tranh khung cảnh en plein air (ngoài trời) để có thể nắm bắt được một cách trung thực hiệu ứng của ánh sáng mặt trời. Cách tiếp cận này, khá là mới mẻ vào lúc đó, đã đem lại những bức tranh nhiều màu sắc hơn và được vẽ ở khung cảnh thoáng rộng hơn những bức tranh mà công chúng thường nhìn thấy. Do đó, Sisley và các bạn ông ít có cơ hội để triển lãm hay bán tranh của họ, mặc dù không như những bạn học khác phải chịu khó khăn về tài chính, Sisley nhận một khoản trợ cấp thường xuyên từ cha ông. Các tác phẩm thời học sinh của Sisley đều thất lạc. Bức tranh sớm nhất của ông, Đường gần thị trấn nhỏ được cho là ông vẽ khoảng 1864. Vào năm 1866, ông thành hôn với Eugénie Lesouezec, một người Breton, và có hai người con.[1] Sự an toàn về mặt tài chính của ông biến mất vào năm 1870 khi doanh nghiệp của cha ông thất bại, và phương tiện kiếm sống duy nhất của Sisley là bán các bức tranh ông vẽ. Cho đến cuối đời ông sống trong nghèo khó; giá trị của các bức tranh của ông chỉ tăng đáng kể sau khi ông qua đời.[2] Vào năm 1880 Sisley và gia đình di chuyển đến một ngôi làng nhỏ gần Moret-sur-Loing, gần với rừng Fontainebleau nơi các họa sỹ của trường phái Barbizon đã từng làm việc trong những năm đầu của thế kỉ. Nơi đây, như là sử gia hội họa Anne Poulet đã nói, "những khung cảnh nhẹ nhàng với bầu không khí luôn luôn thay đổi đã hài hòa với tài năng của ông một cách lý tưởng. Không giống như Monet, ông không bao giờ đi tìm những bi kịch từ những đại dương đang nổi sóng hay các khung cảnh sặc sỡ sắc màu của Côte d'Azur."[3] Ngoại trừ một giai đoạn sống ở Luân Đôn vào 1857-61— và vài chuyến đi ngắn đến Anh vào năm 1874, 1881, và 1897—Sisley hầu như suốt đời sống ở Pháp. Rất ít thông tin được biết đến về mối quan hệ của ông với những bức tranh của J. M. W. Turner và John Constable, mà ông có thể đã nhìn thấy ở London, mặc dù có người đề nghị rằng những nghệ sỹ này đã có ảnh hưởng đến sự phát triển của ông như là một họa sỹ phái trừu tượng.

Mặc dù nhà họa sỹ theo trường phái ấn tượng đã bị che mờ bởi Monet, vì tranh ông giống tranh của Monet nhất, mặc dù Sisley ít thí nghiệm hơn, và thường làm việc ở một mức độ nhỏ hơn. Được miêu tả bởi nhà lịch sử hội họa Robert Rosenblum như là có "gần như là một tính chất chung nhất, có ý tưởng khách quan nhất từ sách vở rằng một bức tranh theo trường phái ấn tượng phải như thế nào",[5] các tác phẩm của ông làm nổi bật không gian và bầu trời trong tranh ông luôn gây nhiều ấn tượng. Ông tập trung vào mảng đề tài khung cảnh và là người nhất quán nhất trong các họa sỹ theo trường phái ấn tượng. Sisley qua đời tại Moret-sur-Loing lúc 59 tuổi, chỉ một vài tháng sau cái chết của vợ ông. Các tác phẩm nổi tiếng Trong các tác phẩm được biết đến nhiều nhất của Sisley là Đường ở Moret và Những đồi cát, cả hai sở hữu bởi Viện bảo tàng nghệ thuật Chicago, và Chiếc cầu tại Moret-sur-Loing được trưng bày tại Viện bảo tàng Orsay (Musée d'Orsay), Paris. Tác phẩm tiêu biểu

 

Hình ảnh tranh và thông tin nội dung đăng tải được lấy từ nguồn lưu của google.com

Hotline: (84) 913 323.977
Chat Facebook
Gọi điện ngay