Phát hiện đàn tế nghìn năm dưới Nhà Quốc hội hiện đại

Lần đầu tiên phát hiện di tích tâm linh lạ

Đầu năm 2014, trong khi đào hầm ngầm để xe và đường ngầm từ phía trụ sở Bộ Ngoại giao qua đường Bắc Sơn sang Nhà Quốc hội, đơn vị thi công phát hiện một di tích đặc biệt với hình thù rất lạ với chất liệu chủ yếu bằng gỗ và đá.

đàn tế thời lý

đàn tế thời lý

đàn tế thời lý

chân cột đàn tế thời lý

sơ đồ đàn tế thời lý

sơ đồ đàn tế thời lý

 

Mặt bằng di tích kiến trúc tâm linh đặc biệt thời Lý, tại hố G7-G8 được minh họa bằng người đứng, tượng trưng cho các vị trí cột gỗ. Ảnh: Tri thức trực tuyến

 

Đây là lần đầu tiên họ được tiếp cận một di tích có hình thù như vậy và các nhà khảo cổ học, sử học uy tín nhất trong cả nước được mời tới để xác định vụ việc. 

Đặt vị trí phát lộ lên tấm bản đồ Hồng Đức, các nhà khoa học bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của di tích đặc biệt này. Nó nằm cùng trục, cùng phương vị Bắc - Nam với kiến trúc Bát Giác ở phía Bắc tạo thành một trục trung tâm trong tổng thể cụm kiến trúc đặc biệt thời Lý thuộc di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long ở phía tây của điện Kính Thiên.

Các nhà khảo cổ học cho rằng, di tích này là kiến trúc không thể tách rời trong cấu trúc tổng thể của các vương đô cổ phương Đông. Dù còn những ý kiến khác nhau về tên gọi, chức năng nhưng các nhà khoa học đều công nhận “đây là di tích tâm linh đặc biệt quan trọng”.

Trước sự quan tâm đặc biệt của giới khảo cổ, sử học Việt Nam và quốc tế, đầu tháng 7/2014, Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo quốc tế đánh giá giá trị và đề xuất phương án bảo tồn, nghiên cứu di tích bí ẩn vừa phát lộ. Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc

Các ý kiến tại hội thảo đều công nhận đây là kiến trúc tâm linh để tế Thượng đế và Ngũ đế có phối hưởng tế tự liệt tổ, liệt tông của hoàng đế nhằm khẳng định tính chính đáng của Vương triều được Trời trao thiên mệnh, một loại kiến trúc không thể tách rời trong cấu trúc tổng thể của các vương đô cổ phương Đông.

Tuy nhiên, tên gọi chính xác vẫn còn bỏ ngỏ khi các nhà khoa học đưa tới ba phương án: gọi là Minh Đường - nơi Hoàng đế nhận chính lệnh của Trời để ban hành các chính sách xây dựng đất nước được chính xác, hiệu quả; gọi là Thiên đường - nơi tế Trời cầu cho quốc thái dân án, quốc gia trường tồn.

Ý kiến thứ ba cho rằng, di tích tâm linh đặc biệt mới phát hiện thẳng trục bát giác do đó có thể đây chính là cụm kiến trúc liên hoàn với tên gọi: di tích mới phát hiện là Thiên đường, di tích kiến trúc bát giác là Minh đường.

 

Kiến trúc trung tâm có 2 vòng tròn đồng tâm. Ảnh: Tri thức trực tuyến

Duy nhất ở Việt Nam, thế giới chưa từng có?

Để làm rõ hơn giá trị và tên gọi của di tích nhằm báo cáo Thủ tướng, ngày 12/9, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã họp đánh giá giá trị và đề xuất phương án bảo tồn.

Tham dự cuộc họp có các nhà khoa học hàng đầu như giáo sư Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam), giáo sư Lưu Trần Tiêu (Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia), giáo sư Nguyễn Quang Ngọc (Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội), tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn (Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội), Đại diện UBND TP.Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và các chuyên gia tư vấn khoa học của Dự án.

Sau khi xem xét, nghiên cứu kỹ các tài liệu, đặc biệt là so sánh về cấu trúc và quy mô, các nhà khoa học thống nhất không nên vội vàng gắn tên gọi nào đó vì di tích vô cùng độc đáo, duy nhất, ở Việt Nam và thế giới chưa từng có. Hơn nữa, khu vực phát hiện rất đặc biệt, thuộc Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Các nhà khoa học cũng lưu ý không nên vội vàng lấy tên từ nước ngoài để đặt vì nó không phản ánh đúng tính chất và kết cấu của cụm di tích này.

Do vậy, sau khi trao đổi, thảo luận, vị trí, kiến trúc, di vật, đối sánh với các nghiên cứu ở Thăng Long - Hà Nội như đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc ở Việt Nam và các nước khác, bước đầu các nhà khoa học thống nhất đề tên gọi là Di tích tế lễ Trời - Đất của Hoàng đế đầu thời Lý.

Các nhà khoa học nhận định: “Kiến trúc này có giá trị đặc biệt quan trọng trong tổng thể của di tích kiến trúc Lý đã xuất lộ ở Thăng Long”. Niên đại của di tích từ khoảng năm 1010 - 1048 và sau đó vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến giữa thế kỷ XII.

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam kết luận: “Đây là di tích văn hóa tâm linh thuộc loại sớm nhất của Việt Nam, là di tích tâm linh độc đáo chỉ có ở kinh đô đầu triều Lý. Trong bối cảnh phương Đông đương thời, đây là loại di tích thể hiện tinh thần tự chủ, tự cường cao của Đại Việt thời Lý”.

Kiến nghị bảo tồn nguyên trạng

Giá trị vô giá của di tích được khẳng định nhưng phương án bảo tồn lại chưa được thống nhất. Nếu bảo tồn toàn bộ quy mô dấu tích (có diện tích khoảng hơn 6.000 m2) sẽ không xây dựng được bãi đỗ xe của Nhà Quốc hội. Vì thế, Viện Khảo cổ học kiến nghị bảo tồn nguyên trạng phần lõi của di tích đã xuất lộ (25,2 m x 15,4 m).

Được biết đây là diện tích tối thiểu vì xung quanh không thể nới rộng thêm, diện tích bảo tồn này là 388 m2, tương đương với 5% diện tích của gara ngầm.

 

Mặt bằng tổng thể di tích kiến trúc tâm linh đặc biệt thời Lý, tại hố G7-G8, chiều rộng đông tây là 19,5m. Ảnh: Tri thức trực tuyến

Cũng có ý kiến đề nghị “bứng” di tích đi để bảo tồn, phục dựng và tạo thuận lợi cho việc xây dựng bãi đỗ xe. Tuy nhiên, ý kiến này bị bác bỏ do di tích tâm linh đã yên vị trong lòng đất nghìn năm dù qua nhiều triều đại. Nếu di chuyển thì tính linh thiêng sẽ mất đi.

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam sau đó chỉ đạo Trung tâm nghiên cứu Kinh thành thiết kế cơ sở, xây dựng dự toán đầu tư và lập tổng mức đâu tư của dự án, trình Bộ Xây dựng thẩm định. Trong đó có sự tham gia của các chuyên gia Tư vấn thiết kế từ Mỹ và Đức, Úc.

Viện Khảo cổ học đã tiến hành các biện pháp bảo vệ khẩn cấp di tích như lấp cát tạm thời bảo vệ nguyên tạng. Toàn bộ di tích đã được scan 3D, vẽ, chụp ảnh, đo đạc, ghi chép để xây dựng hồ sơ khoa học.

Các nhà khảo cổ cũng lưu ý, do giá trị to lớn về mặt tâm linh và chính trị, nếu di tích được bảo tồn kết nối với kiến trúc Bát giác, "chúng ta sẽ có trọn vẹn một khu di tích quan trọng để tăng cường tiềm năng du lịch và giáo dục truyền thống dựng và giữ nước hàng nhìn năm của cha ông".

Trước tầm quan trọng đặc biệt của di tích, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH VN đã kiến nghị Thủ tướng xem xét cho phương án bảo tồn nguyên trạng kiến trúc tâm linh đặc biệt này.

Theo tin tức từ Zing, "nhà Quốc hội là công trình công sở đầu tiên quy mô lớn nhất từ khi thống nhất đất nước, có tính mỹ thuật, công nghệ hiện đại, xây dựng trên khu vực có nhiều triều đại nên yêu cầu cao về bảo tồn, bảo tàng", Thủ tướng nói và yêu cầu Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hội thảo bảo tồn di sản để đánh giá đúng giá trị của các di tích lịch sử được phát hiện để có phương án bảo tồn thích hợp.

 

Hoán vũ hô phong_thẻ bài vua


Hoán vũ hô phong_thẻ bài vua
dùng trong lễ tế duy nhất 1 lần trong năm (tuy nhiên hiện đang thuộc NST ở HN)

Hoán vũ hô phong_thẻ bài vua

Hoán vũ hô phong_thẻ bài vua dùng, đây là chiếc thẻ bằng ngà voi ( vậy quý vị tưởng tượng con voi này to cỡ nào để các nghệ nhân sưa có thể khăc hình rồng trên tấm thẻ bài độc nhất vô nhị này)

Nếu như những lý giải trên là chính xác thì bản thân chiếc thẻ bài bằng ngà voi này rất có giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học. Nó có thể xem là một phát hiện lớn về khoa học và là một bảo vật cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Lễ Tế Đàn Nam Giao là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới chế độ quân chủ vì chỉ nhà vua mới có quyền làm lễ tế Giao, tức là tế Trời Đất, nhằm khẳng định tính chính thống của triều đại, uy quyền của Hoàng đế tuân theo mệnh trời mà cai trị dân chúng. Ngoài ra cũng mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa mùa màng tốt tươi. Ngoài lễ Tế Đàn Nam Giao thì trong các triều đại phong kiến xưa có lễ Tế Đàn Xã Tắc (tế Thần Đất, Thần Nông) cũng mang thông điệp cầu cho mưa thuận gió hòa. Cả hai lễ tế này đều do vua chủ trì hành lễ. Chính vì vậy, chiếc thẻ bài bằng ngà voi này được dùng cho lễ tế nào vẫn là câu hỏi chờ giải đáp.


Chiếc thẻ bài độc nhất vô nhị

Thời gian qua, giới sưu tầm đồ cổ được phen bàn tán xôn xao về sự xuất hiện đầy bất ngờ của chiếc thẻ bài bằng ngà voi có niên đại thế kỷ XVII. Chiếc thẻ độc đáo này xuất hiện trong đợt triển lãm “Văn hóa cổ vật và tranh Mỹ thuật đương đại” nhân dịp Hà Nội kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô - đây là cuộc triển lãm được tổ chức bởi những nhà sưu tầm cổ vật tư nhân ở Hà Nội. Chiếc thẻ bài bằng ngà độc đáo này được cho rằng là vật dụng của vua, nó được sử dụng trong các buổi lễ Tế Đàn Nam Giao cầu cho mưa thuận gió hoà và chỉ được sử dụng một năm có một lần.

Sau khi ra mắt công chúng, chiếc thẻ bài bằng ngà voi này nhanh chóng gây sửng sốt đối với dư luận. Trước hết về độ lớn của thẻ bài này, cùng với đó là các minh văn chạm khắc tinh tế mang thông điệp đầy ý nghĩa trên đó. Sự thu hút của công chúng cũng như sự quý giá của chiếc thẻ bài bằng ngà voi này tới mức chỉ qua trưng bày vài ngày, những nhà tổ chức buộc phải mang nó cất đi vì những lo ngại về mặt An ninh. Khi hỏi về chiếc thẻ bài độc đáo này và những giá trị của nó, nhà sưu tầm Phạm Việt Phương – người đứng ra tổ chức Sự kiện cho rằng chiếc thẻ bằng ngà voi này là bản độc nhất vô nhị, có thể xem là một bảo vật của quốc gia.

Ông Phương cho biết, chiếc thẻ bài trên là của một thành viên trong hội sưu tầm cổ vật Hà Nội, nó được tìm thấy cách đây 3 năm, bị vùi lấp trong lòng đất hàng trăm năm. Đến giờ vẫn chưa thể giải mã được nguyên nhân. Sở dĩ ông Phương cho rằng, chiếc thẻ bằng ngà voi trên là độc bản, có một không hai. Từ trước đến giờ chưa từng được công bố và đến giờ vẫn chưa tìm thấy bất kỳ hiện vật thứ hai nào cùng loại. Bởi xét riêng về hình thức của chiếc thẻ bài này cũng đủ để người ta bình phẩm cả ngày, thậm chí được xem là một kỷ lục về kích cỡ.

Theo lý giải của giới sành cổ vật thì với chiều cao của thẻ bài lên tới tận 30cm, chiều rộng đến tận 17cm, nguyên khối, chỉ có những con voi khổng lồ mới có được chiếc ngà lớn như vậy. Sở dĩ nhiều nhà sưu tầm cổ vật khi bình phẩm về kích cỡ của chiếc thẻ bài bằng ngà voi trên đều đồng nhất quan điểm đây là một kỷ lục. Vì theo lý giải, ngà voi thường rỗng ở phần chân nên tìm phần ngà nguyên khối lớn như trên là chuyện cực kỳ hiếm không nói là chuyện quá hiếm. “Không thể tưởng tượng được, một con voi lớn bằng cỡ nào mới có chiếc ngà nguyên khối lớn như thế? Trong điều kiện hiện nay nếu để tìm được một khối ngà voi lớn như vậy là chuyện không thể” – ông Phương nói.

Không chỉ tạo dấu ấn bởi độ “khủng” mà chiếc thẻ ngà còn thu hút giới sưu tầm đồ cổ bởi những sự chạm khắc hết sức tinh tế đặc biệt là hình tượng con rồng trên chiếc thẻ bài. Theo quan sát của PV thì con rồng này nằm ở vị trí trung tâm, là hồn cốt của chiếc thẻ bài. Con rồng được chạm khắc với tư thế rất độc đáo, đuôi hướng lên phía trên, mặt hướng xuống dưới, uốn quanh hai chiếc cột song song và các vân mây được chạm khắc rất tinh tế, xuất hiện theo bố cục chặt chẽ đầy ẩn ý. Một nét độc đáo nữa theo nhiều nhà sưu tầm đó là hình tượng con rồng trên vừa mang phong cách rồng thời Lý lại có nhiều nét của chạm khắc mang phong cách rồng thời Lê. Vì nhìn vẻ bề ngoài thì hình tượng con rồng trong chiếc thẻ bài này vừa uyển chuyển, mềm mại lại vừa dữ dằn quyền uy.

Trong khi bình phẩm về chiếc thẻ bài này nhiều người thống nhất cho rằng chiếc thẻ bài này là vật dụng của vua. Bởi hình tượng con rồng được chạm khắc trên chiếc thẻ bài này là con rồng chân có năm móng. Thời phong kiến thì chỉ trên các vật dụng của vua mới được phép chạm khắc rồng năm móng (một biểu tượng quyền uy của vua, còn rồng của dân gian chỉ có 4 móng). ông Phương cũng cho rằng: “Từ xưa ngà voi được xem là một trong bảy vật phẩm chân quý, việc khắc in các thẻ bài thì nó vẫn hay được dùng. Thời Phong kiến luôn chú trọng thứ bậc, do đó, chỉ những thẻ bài của các vị đại quan, của vua mới dùng chất liệu này. Đến nay các cổ vật chạm khắc bằng ngà voi còn lại không nhiều. Do đó, chiếc thẻ bài này có thể gọi là một báu vật xét về độ quý hiếm cũng như giá trị của nó”.

Thông điệp từ nền văn minh của người xưa

Một vấn đề đặt ra đối với người xem là chiếc thẻ bài bằng ngà voi trên được sử dụng vào mục đích gì và ý nghĩa của chữ viết trên thẻ bài như thế nào. Dựa trên các minh văn được khắc trên thẻ bài này người ta cho rằng chiếc thẻ bài này có thể được dùng khi lễ Tế Đàn Nam Giao.

Sở dĩ, các nhà sưu tầm cổ vật đều thống nhất nhận định vật dụng này được vua sử dụng trong lễ Tế Đàn Nam Giao chính vì ý nghĩa của các minh văn trên thẻ bài. Cụ thể, mặt sau, chính diện của nó có khắc bốn chữ rất lớn là “Hoán Vũ Hô Phong” – (hô mưa gọi gió). Bốn chữ này được khắc ngay ngắn, vuông vắn, đặt ở vị trí trung tâm. Xung quanh là các minh văn ghi lại chu kỳ thời tiết của một năm (xuân hạ thu đông, sự biến đổi của các tiết...) bên dưới dòng minh văn có nghĩa (cầu xin mưa thuận gió hoà). Chính điều này các nhà sưu tầm cho rằng chiếc thẻ bài này không phải là một vật dụng bình thường hàng ngày của vua. Bản thân các minh văn đã cho thấy điều đó. Tất cả văn tự trên thẻ bài này đều có ý nghĩa cầu xin cho mưa thuận gió hoà, thời tiết tốt đẹp. Đây chính là điều để nhiều nhà sưu tầm cho rằng đây là chiếc thẻ bài được dùng trong nghi lễ Tế Đàn Nam Giao.

Mặc dù, các nhà sưu tầm đưa ra giả thuyết rất có căn cứ dựa trên hình tượng con rồng và ý nghĩa của các minh văn khắc in trên tấm thẻ bài này. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa ai có thể nói rõ được chiếc thẻ bài trên được sử dụng như thế nào trong các buổi Tế Đàn Nam Giao và giá trị về mặt tâm linh của nó. Điều này đang chờ đợi các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử giải thích và làm rõ. Theo ông Phương: “Chỉ khi nào các nhà nghiên cứu văn hoá và nhà sử học bắt tay vào nghiên cứu thì mới có thể khẳng định chắc chắn thẻ bài trên là vật phẩm của vua để dùng Tế Đàn Nam Giao. Còn hiện nay, đây chỉ mới là giả thuyết của các nhà sưu tập”.

Hotline: (84) 913 323.977
Chat Facebook
Gọi điện ngay