Tranh Phạm lực tại thủ đô Mỹ

Triển lãm là một trong những hoạt động giao lưu văn hóa quan trọng do Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ tổ chức nhân kỷ niệm 67 năm Quốc khánh Việt Nam.

Chủ đề của các tác phẩm trưng bày trải dài từ thời kỳ chiến tranh giải phóng đất nước cho đến quá trình phát triển hiện nay. Triển lãm nêu bật sự đa dạng của mỹ thuật Việt Nam thông qua phong cách sáng tác và những chất liệu độc đáo mà các họa sỹ sử dụng, cũng như sự kết hợp đầy sáng tạo giữa hội họa bản địa và nước ngoài.

Gần 30 bức tranh của 7 họa sỹ tham dự mang lại cho công chúng Mỹ những góc nhìn khác nhau về Việt Nam, từ hình ảnh bình dị về cuộc sống thường nhật, tình cảm gia đình, vẻ đẹp tinh tế của người phụ nữ Việt trong tà áo dài cho đến sức sống mãnh liệt của thủ đô Hà Nội. Một khách tham quan Mỹ nhận xét: “Cuộc triển lãm này vô cùng hấp dẫn. Tôi rất thích cách tiếp cận của các họa sỹ Việt Nam, đặc biệt là trong hội họa đương đại. Hội họa Việt Nam không giống với những trường phái khác. Tôi cảm thấy đây là sự kết hợp giữa bản sắc riêng của Việt Nam và ảnh hưởng của hội họa Châu Âu”.

Họa sỹ Phạm Lực mang đến triển lãm những tác phẩm về cuộc sống của người lao động Việt Nam trong thời chiến: Một bà cụ khắc khổ ngồi bán nước trong căn lều tuềnh toàng, trống trải vào một buổi vắng khách; một ông lão bán “tào phớ” rong, quẩy gánh hàng trĩu nặng trên từng ngõ phố; ông già mù cùng cháu trai mang gà ra chợ bán trong một ngày mưa gió. Mỗi bức tranh của ông đều dựa trên những ký ức về những năm tháng khó khăn của đất nước. Bà cụ bán hàng nước chính là hình ảnh tần tảo “một nắng, hai sương” của mẹ ông, còn hai ông cháu nghèo dắt díu nhau trên đường là những gì ông chứng kiến tại một phiên chợ quê. Ông già mù mặc áo tơi, đội nón lá, tay ôm khư khư con gà, còn cậu cháu trai thì lấy tàu lá chuối che mưa vì không có mũ.

tranh pham luc


Tranh trên giấy của họa sĩ phạm lực, đề tài thời chiến

Họa sỹ Phạm Lực cho biết: “Khi đó, chủ đề chiến tranh, mặt trận đã được nhiều người thể hiện nên tôi muốn mô tả cuộc sống ở hậu phương. Dù không ở chiến trường thì những người dân ở hậu phương cũng không khác gì người lính, đói rét khổ cực đều có. Dù khổ cực nhưng họ vẫn sống hồn nhiên, chan chứa tình người, tình cảm ruột thịt, tình bà con lối xóm. Cho đến nay tôi vẫn trung thành với chủ đề này mà không khai thác chủ đề hiện đại vì tôi muốn góp phần làm cho tình cảm của thế hệ trẻ đằm thắm hơn, sâu đậm hơn, dựa trên truyền thống của cha ông mình”.

Chất liệu mà họa sỹ Phạm Lực dùng để vẽ những bức tranh này có lẽ cũng có một không hai trên thế giới: bằng bao tải đựng gạo. Ông cho biết: “Những cái bao tải gạo đó là tôi muốn gợi lại cho đời sau biết lịch sử của đất nước ta như thế nào trong thời chiến tranh, không chỉ với người dân nói chung mà còn cả với những người làm nghệ thuật. Khi đó chúng tôi không có chất liệu vẽ tranh sơn dầu nên phải dùng bao tải cũ đựng gạo, thậm chí nhiều khi còn phải vẽ truyền thần để đổi lấy bao tải. Loại bao tải sợi này bây giờ không thể tìm được nữa”.

Cũng theo họa sỹ Phạm Lực, qua triển lãm lần này ông muốn người dân Mỹ hiểu thêm về sự đang dạng trong sáng tác nghệ thuật của Việt Nam, cả về chủ đề và hình thức thể hiện.

tranh pham luc

Tranh họa sĩ phạm lực tại triển lãm tại DSQ Vietnam tại Hoa kì

Triển lãm không chỉ thu hút sự chú ý của công chúng Mỹ mà còn cả người yêu nghệ thuật Châu Á, Châu Âu. Một khách tham quan người Bulgaria chia sẻ cảm nhận: “Tôi nghĩ rằng tranh tại triển lãm này mang tính phổ quát, tức là nó có sức hấp dẫn đối với tất cả mọi người chứ không riêng một đối tượng cụ thể nào đó. Tôi thực sự cảm thấy bị mê hoặc bởi những tác phẩm nghệ thuật ở đây. Tôi chưa bao giờ tới Việt Nam nhưng tôi là một người hâm mộ Việt Nam và rất mong có một ngày nào đó được đặt chân tới đất nước của các bạn”.

Vui lòng xem tại đây nếu bạn cần mua tranh Phạm Lực

Hoạ sĩ Phạm Lực và nhà sưu tập nước ngoài
Hoạ sĩ Phạm Lực và nhà sưu tập nước ngoài
Hoạ sĩ Phạm Lực và nhà sưu tập nước ngoài
Hoạ sĩ Phạm Lực và nhà sưu tập nước ngoài
Hoạ sĩ Phạm Lực và nhà sưu tập nước ngoài
Hoạ sĩ Phạm Lực và nhà sưu tập nước ngoài

Hoạ sĩ Phạm Lực và nhà sưu tập nước ngoài
Hoạ sĩ Phạm Lực và nhà sưu tập nước ngoài
Hoạ sĩ Phạm Lực và nhà sưu tập nước ngoài
Hoạ sĩ Phạm Lực và nhà sưu tập nước ngoài

Rất hân hạnh được đón chào những người yêu tranh Phạm Lực tại phòng tranh của chúng tôi tại: 80 Đốc Ngữ, Hà Nội
Điện thoại: 0913323 977 (Phạm Phúc)

Hotline: (84) 913 323.977
Chat Facebook
Gọi điện ngay