Lặng lẽ và kín đáo, Nguyễn Tư Nghiêm luôn là như vậy. Nhưng không vì thế mà ông bị lãng quên. Ngược lại, ông luôn được đánh giá là một trong những cánh chim đầu đàn của Mỹ thuật Việt Nam. Ông bỏ qua tất cả những ồn ào, bon chen của cuộc sống để sống trọn vẹn với đam mê hội họa của mình.
Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm
Năm 1945, ông về quê tham gia Việt Minh và là cán bộ Ủy ban kháng chiến Nam Đàn. Năm 1947, ông lên chiến khu Việt Bắc. Năm 1952, ông là sinh viên đầu tiên được công nhận tốt nghiệp khóa kháng chiến Việt Bắc và sau đó trở thành giảng viên khóa mỹ thuật đầu tiên của trường do họa sĩ Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng.
Là một trong "bộ tứ" nổi tiếng của giới hội họa Việt Nam đương đại "Sáng, Nghiêm, Liên, Phái" (Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Bùi Xuân Phái). Và ông là người duy nhất trong bộ tứ huyền thoại ấy còn sống và tiếp tục sáng tác. Phần vì gần đây, sức khỏe của ông không được tốt, ông lại chẳng có nhu cầu gặp gỡ ai cả. Toàn bộ thời gian và sức lực ông vắt kiệt vào... vẽ. Vẽ bất kể thời gian, tuổi tác. Vẽ như ngày mai ông lo mình không cầm cọ được nữa. Ông là họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm.
Từ ngoài đường Phan Bội Châu vào nhà ông chỉ vài chục mét nhưng là một không gian tĩnh tại khác hẳn con phố nườm nượp người xe và sầm uất bán mua hàng ngày. Một căn nhà uy nghi, khang trang, một khoảng sân nhỏ rợp mát bóng cây và những chùm hoa leo. Căn nhà không có cổng. Lối đi vào sân được chủ nhân để rất nhỏ giữa hai lùm cây mà có lách người khéo lắm cũng vẫn chạm bởi lòa xòa cành lá. Nơi đó dường như không phải là chỗ cho những gặp gỡ đông người hay ồn ào mà chỉ là chốn đi về quen thuộc của những thành viên trong gia đình.
Nghe điện thoại, hẹn gặp và tiếp tôi là vợ ông - họa sĩ Nguyễn Thu Giang. Có lẽ từ lâu lắm rồi, bà giúp ông luôn cả việc ấy để ông toàn tâm toàn ý với nghệ thuật. Bà bảo, ông vừa trải qua hai tuần nằm tại Viện 354. Ông đã 86 tuổi nhưng nhờ trời, ông ít khi ốm. Đận vừa rồi là nặng nhất. Mọi người trong gia đình đã tưởng ông không qua khỏi, nhưng rồi cuộc sống vẫn giang tay chào đón ông. Hay bởi ông trời thương nỗi đam mê sáng tạo vẫn ngùn ngụt trong ông, bất kể tuổi tác nên giúp ông hồi phục như một sự diệu kỳ.
Rời viện về nhà là ông cầm cọ vẽ. Mấy chục năm nay, rất ít khi ông rời nhà. Ông tâm sự, thời trai trẻ, ông đi nhiều rồi, trải nghiệm và lăn lộn với thực tế đời sống nhiều rồi. Giờ đây, quỹ thời gian của ông còn quá ít nên ông tận dụng tối đa để sáng tác. Vẽ, vẽ và chỉ có vẽ mà lúc nào cũng lo thiếu thời gian. Vả lại, mỗi khi bị gián đoạn hay ngắt nguồn cảm hứng, ông mất nhiều thời gian mới lấy lại được nên ông hạn chế tối đa các cuộc gặp gỡ. Có lần, bên Đài Truyền hình tới làm việc với ông cả giờ đồng hồ, thế là phải mất tới mấy ngày sau ông mới tìm lại được nguồn cảm xúc khi trước để sáng tác.
Tác phẩm Gióng của Danh Họa Nguyễn Tư Nghiêm
Nguyễn Tư Nghiêm là học trò duy nhất ở Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được các thầy giáo khuyến khích vẽ sơn dầu. Khi còn là sinh viên năm thứ 3, bức sơn dầu "Người gác Văn Miếu" của ông đã làm chấn động dư luận trong giới mỹ thuật vì sự táo bạo và mới lạ của nó. Bức tranh đã thuyết phục tuyệt đối các thầy cô trong Hội đồng giám khảo Salon Unique (Triển lãm Duy nhất) năm 1944 và được chấm giải nhất. Cũng trong năm đó, bức "Cổng làng Mông Phụ", "Đánh cờ dưới bóng tre" của ông được đánh giá cao.
Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Nguyễn Tư Nghiêm cũng như bao nghệ sĩ đảm nhiệm công tác giảng dạy tại Trường Mỹ thuật kháng chiến ở Việt Bắc và sau đó là Trường Mỹ nghệ Hà Nội (1959-1960).
Bức điệu múa xưa của Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm 1983
Nguyễn Tư Nghiêm vẽ nhiều nhưng tập trung vào một số đề tài nhất định: "Điệu múa cổ", "Kiều", "Mười hai con giáp"… nhưng luôn luôn thay đổi cách vẽ, tạo sự mới lạ. Những tác phẩm "Trạm gác" (1948), "Con nghé" (1957), "Giao thừa bên Hồ Gươm" (1957), "Nông dân đấu tranh chống thuế" (1960)… đều có sự kết hợp sâu sắc của tình cảm và lý trí, truyền thống và hiện đại, thấm đượm đạo lý phương Đông. Dẫu ẩn mình trong phòng kín, ông vẫn chắt được cái cốt sóng sánh của cuộc sống vào từng nét cọ. Âm hưởng không gian đình chùa trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm luôn hiển hiện với ngôn ngữ tạo hình hiện đại và gợi cảm. Ông cũng rất thành công trong việc khai thác hoa văn, chạm khắc đình làng các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn vào tranh của mình.
Lặng lẽ và kín đáo, Nguyễn Tư Nghiêm luôn là như vậy. Nhưng không vì thế mà ông bị lãng quên. Ngược lại, ông luôn được đánh giá là một trong những cánh chim đầu đàn của Mỹ thuật Việt Nam. Ông bỏ qua tất cả những ồn ào, bon chen của cuộc sống để sống trọn vẹn với đam mê hội họa của mình. Với ông, vẽ như cơm ăn, nước uống, như máu thịt. Không vẽ là ông ốm. Chỉ khi đối diện với bức toan và những mảng màu ông mới sống trọn vẹn là mình với những niềm vui, nỗi buồn, và cả sự cô đơn thường trực của người nghệ sĩ.
Nhiều người cho rằng, Nguyễn Tư Nghiêm bị ma lực của hội họa cuốn hút tới quên cả việc xây dựng hạnh phúc riêng. Người tài năng như ông, không thiếu phụ nữ vây quanh. Nhưng ông hiểu, không phải người phụ nữ nào cũng dễ thông cảm với những đam mê thái quá nơi ông, dẫu chỉ là đam mê với hội họa. Ông hiểu điều đó nên tốt nhất là dừng lại. Họ cũng không vì ông mà mất đi hạnh phúc giản dị đời thường. Ông cũng không vì những vướng bận ấy làm ảnh hưởng đến tình yêu hội họa của mình. Những tưởng ông sẽ đi hết cuộc đời với chỉ duy nhất một niềm đam mê hội họa, nhưng cuộc sống luôn chứa đựng trong lòng nó những điều bất ngờ.
Vào tuổi 70, ông lại gặp bà - họa sĩ Nguyễn Thu Giang, cũng chính là cô con gái rượu của nhà văn Nguyễn Tuân. Bà Thu Giang tâm sự, ngày trước, chưa khi nào bà nghĩ sẽ là người nâng khăn sửa túi cho ông vì họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm vốn là bạn của nhà văn Nguyễn Tuân. Bà biết ông từ lâu và kính trọng như bậc cha chú. Bà cũng đã từng lập gia đình, có con. Rồi chồng bà mất. Con cái giờ cũng đã trưởng thành đâu vào đấy. Ông bà đến với nhau như một lẽ tự nhiên không thể khác, như kết cục tất yếu của hai tâm hồn đồng cảm.
Bà học về đồ họa từ nhỏ rồi gắn bó nhiều với cha mình nên bà ảnh hưởng rất nhiều từ cha. Bà tôn thờ cha nên luôn có tình cảm "thái quá" với những bạn bè văn nghệ sĩ của cha. Cho tới khi cha mất, bà cảm thấy trong mình là một khoảng trống vắng hụt hẫng không gì bù đắp. Nên khi gặp ông Nghiêm, bà có cảm giác rất khác, bà như gặp lại tình cảm kính trọng, tôn thờ từng có với cha mình. Mối lương duyên của ông bà không đơn thuần chỉ là sự nương tựa nhau lúc tuổi già nữa mà là sự đồng cảm mãnh liệt cả trong cuộc sống và nghệ thuật. Bà yêu và tôn thờ ông. Ông vừa là chồng, vừa là một người bạn lớn để bà ngưỡng mộ, kính trọng. Gặp bà khi đã 70 tuổi nhưng đây cũng chính là giai đoạn ông vẽ được nhiều bởi ông có người bên cạnh chăm sóc sớm khuya, sẻ chia những buồn vui trong cuộc sống.
Trong suốt cuộc trò chuyện, điều mà tôi nhận thấy là họa sĩ Thu Giang luôn nói về chồng với một thái độ kính trọng hiếm thấy. Trong ánh mắt hạnh phúc, bà nói rằng người phụ nữ thì phải biết hy sinh. Và tự nguyện hy sinh sẽ mang lại hạnh phúc. Bản thân bà cũng là họa sĩ, lại ảnh hưởng nhiều chất tự do, bay bổng của cha, nhưng từ khi ở cùng ông, bà tự nguyện là chiếc bóng chăm sóc, nâng giấc cho ông.
Chính bà cũng nhiều khi ngạc nhiên vì sự đổi thay của mình. Nhưng bà hiểu, không thể có hai cái tôi quá lớn ở một nhà. Bà tự nguyện nhún mình, hy sinh cái tôi, hy sinh hạnh phúc đời thường của một người phụ nữ để "phục vụ" ông. Bà bảo, chính tài năng và nhân cách của ông đã khiến bà hoàn toàn tự nguyện làm người… đứng sau. Bà chỉ mong ông khỏe để có thể vẽ được nhiều hơn nữa.
Cùng là nghệ sĩ, lại là người tinh tế, nho nhã nên ông hiểu hơn ai hết những hy sinh của vợ mình. Ông nói với bà: "Tôi biết mình hy sinh nhiều vì tôi. Tôi không có con nên những bức tranh như những đứa con của mình. Và từ ngày có mình, tôi vẽ được nhiều hơn. Đó cũng là những đứa con chung của chúng ta. Mình hãy giữ gìn và chăm sóc chúng". Và ông tâm nguyện sẽ xây dựng một bảo tàng Thu Giang về tranh Nguyễn Tư Nghiêm. Và trong bộn bề công việc, bà cũng đang lo lắng để tâm nguyện ấy của ông trở thành hiện thực
Lặng lẽ sống và cống hiến hết mình cho hội họa, họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm đã từng nhận được nhiều giải thưởng, như giải chính thức Triển lãm Quốc tế Sôphia (Bungari) năm 1985, giải Nhất Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc các năm 1951, 1957, 1990… và giải thưởng cao quý Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật ngay từ đợt I. Điều ấy cho thấy các tác phẩm của ông luôn có giá trị nổi bật, dù ông đang cố gắng sống thu mình như một vị đạo sĩ giữa nơi phồn hoa đô hội...
Những năm gần đây, tranh của Hs Nguyễn Tư Nghiêm cũng được đấu giá mức rất cao tại các phiên đấu giá quốc tế
Bức "Múa cổ" của Nguyễn Tư Nghiêm bán với giá 630 triệu đồng
Tranh của Nguyễn Tư Nghiêm đấu giá được 83.000 USD
Bức tranh sơn mài Nguyệt ước (ảnh, lot 48) của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm đã đấu giá thành công cao nhất với số tiền 83.000 USD (hơn 1,8 tỉ đồng) tại phiên đấu giá thứ 9 có tên Một năm Chọn đấu giá (tối 23.12 tại nhà đấu giá Chọn, 17 Trần Quốc Toản, Hà Nội).
Nhiều người khẳng định, tranh Nguyễn Tư Nghiêm hiện vào loại cao giá nhất trong các họa sĩ đương đại Việt Nam.
Ngoài ra, hiện có nhiều bạn sưu tập tranh mới chắc cũng chưa biết nhiều về thông tin là hiện Bảo tàng Nguyễn Tư Nghiêm (chung với Bảo tàng Nguyễn Tuân) ở số 90B Trần Hưng Đạo (Hà Nội) hiện đang lưu giữ khoảng 1.000 bức thuộc quản lý của bà Thu Giang, vợ danh họa, các bạn có thể đên thăm bảo tàng và chiêm ngưỡng thêm nhiều tác phẩm giá trị của ông.
Các tác phẩm của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm đang bán (hiện trong tay các nhà sưu tập tại Hà Nội)
Tranh bán của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm, chất liệu bột màu trên giấy - Sold
Đây là bức tranh nguyên gốc của Danh Họa Nguyễn Tư Nghiêm (chất liệu bột màu trên giấy)
Nếu bạn quan tâm, vui lòng liên hệ tôi qua đt 091 3323977 (Phúc) - Sold
Bức cô gái chèo của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm (kích thước 55 x 39 cm)
Bức Ngựa của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm (Kích thước 30x40cm) - Sold
Bức Thánh Gióng của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm (kích thước 40 x 50 cm) - Sold
Nude - Nguyễn Tư Nghiêm (available for sale)
(kích thước 39 x 54 cm)
Chơi Thu (Autumn Festival)- Nguyễn Tư Nghiêm (available for sale)
Size: 21 x 27 cm
Chất liệu: Bột màu trên giấy gió
Chơi Thu (Autumn Festival)- Nguyễn Tư Nghiêm (available for sale)
Chơi Thu (Autumn Festival)- Nguyễn Tư Nghiêm (available for sale and price at Whatsapp 084 913323977)
Hổ - Nguyễn Tư Nghiêm (available for sale)
(kích thước 0 x 50 cm)
Ngựa - Nguyễn Tư Nghiêm (available for sale)
(kích thước 60 x 40 cm)
Ngựa (2)- Nguyễn Tư Nghiêm (available for sale)
Mẹ Giồng (Dragon): 58x31cm - Tranh Hs Nguyễn Tư Nghiêm
Avaiable for sale (contact at whatsapp 084.913323977)
Điệu múa cổ (Ancient Dance): 58x 31cn- Tranh Hs Nguyễn Tư Nghiêm
Avaiable for sale (contact at whatsapp 084.913323977)
Tham gia vào lãnh vực sưu tập, trao đổi các tác phẩm mỹ thuật Viêt Nam nói chung và các tác phẩm của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm nói riêng trong gần 25 năm qua, tôi tin sẽ giới thiệu gặp gỡ các nhà sưu tập hiện đang sở hữu các tác phẩm quý của danh họa Tư Nghiêm tại Hà Nội và bổ sung cho bộ sưu tập đông dương của quý vị đầy đủ hơn.
Đt: 091 3323 977 ( Phạm Phúc)
Email: vietnamarts.vn@gmail.com
1 vài Hình ảnh tranh và thông tin nội dung đăng tải được lấy từ nguồn lưu của google.com
BÀI VIẾT KHÁC
Danh Họa Nguyễn Tiến Chung (1914- 1976)
Họa sỹ Nguyễn Tiến Chung có cả cuộc đời gắ
Danh họa Émile Henri Bernard (28 /4/ 1868 – 16/4/ 1941)
Émile Henri Bernard là một họa sĩ và nhà văn theo
Danh Họa Paul Gauguin (1848 - 1903)
Paul Gauguin, danh họa của trường phái Tượng Trư
Trường phái hội họa trên thế giới, có bao nhi
Quan tâm nghiên cứu các dòng tranh hay trường phái
Danh họa Henri Matisse
Henri Matisse sinh ngày 31 tháng 12 năm 1869 ở Cateau C
Họa Sĩ Victor Tardieu
Họa sĩ VICTOR TARDIEU sinh ra ở thành phố Lyon năm
Họa sĩ Vũ Cao Đàm - Danh Họa Vũ Cao Đàm
Vũ Cao Đàm sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Ông t
Hanoi Art Tour- Meeting famous local artists
This special trip to combine your sightseeing city highlight