Danh họa Bùi Xuân Phái sinh năm 1920, mất năm 1988 tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp khoa Hội họa trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khoá 1941 – 1946, tham gia kháng chiến, đồng thời tham dự nhiều triển lãm chung với các hoạ sĩ khác. Năm 1952 ông về Hà nội, sống và sáng tác tại nhà (số 87 Phố Thuốc Bắc) cho đến khi mất.
Từ năm 1956 đến năm 1957, Bùi Xuân Phái giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Hà Nội, khi xảy ra phong trào Nhân văn Giai phẩm, hoạ sĩ phải đi lao động, học tập trong một xưởng mộc tại Nam Định và ban giám hiệu nhà trường đã đề nghị ông viết đơn xin ngưng giảng dậy tại trường Mỹ thuật.
Bùi Xuân Phái là một trong những hoạ sĩ thuộc thế hệ cuối cùng của sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cùng thời với các danh họa Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên - những tên tuổi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ông chuyên về chất liệu sơn dầu, đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội. Ngay từ lúc sinh thời, sáng tạo của ông đã được quần chúng mến mộ gọi dòng tranh này là Phố Phái. Tranh phố của Bùi Xuân Phái vừa cổ kính lại rất hiện thực, thể hiện rõ hồn cốt của phố cổ Hà Nội những thập niên 50, 60, 70. Các mảng mầu trong tranh Phái thường có đường viền đậm nét, phố không những trở thành chính nó mà còn gần hơn với con người, từ bề mặt đến cảnh quan đều có chiều sâu bên trong. Ngắm tranh phố cổ của Phái, người xem nhận thấy họa sĩ đă gửi gắm những kỉ niệm, những hoài cảm cùng nỗi buồn man mác, tiếc nuối bâng khuân trên từng nét vẽ, như điềm báo về sự đổi thay và biến mất của từng mái nhà, từng con người mang hồn phách xưa cũ. Ngoài phố cổ, ông còn vẽ các mảng đề tài khác, như: chèo, chân dung, nông thôn, khỏa thân, tĩnh vật... rất thành công. Nhiều tranh của Bùi Xuân Phái đã được giải thưởng trong các cuộc triển lãm toàn quốc và thủ đô. Ông vẽ trên vải, giấy, bảng gỗ, thậm chí cả trên giấy báo khi không có đủ nguyên liệu. Ông dùng nhiều phương tiện hội họa khác nhau như sơn dầu, màu nước, phấn mầu, chì than, bút chì... Các tác phẩm của ông biểu hiện sâu xa linh hồn người Việt, tính cách nhân bản và lòng yêu chuộng tự do, óc hài hước, đậm nét bi ai và khốn khổ. Ông đă góp phần rất lớn vào lĩnh vực minh họa báo chí và trình bày bìa sách, được trao tặng giải thưởng quốc tế (Lép-dích) về trình bày cuốn sách "Hề chèo" (1982).
Do tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, từ năm 1957 trở đi, hoạt động của ông dần bị hạn chế. Để kiếm sống, ông phải vẽ tranh minh họa và tranh vui cho các báo, lấy bút hiệu là : PiHa, ViVu, Ly. Mãi đến năm 1984 ông mới có được cuộc triển lãm cá nhân (đầu tiên và cũng là duy nhất), nhận được sự đánh giá cao từ phía công chúng, đồng nghiệp. Với 24 bức tranh được khách hàng đặt mua ngay trong ngày khai mạc, có thể coi đây là triển lãm thành công nhất so với trước đó tại Việt Nam. Đó cũng là lần đầu tiên, Đài truyền hình Trung ương dành thời lượng lớn phát sóng để giới thiệu về cuộc đời và tác phẩm của Bùi Xuân Phái trong chương trình Văn học Nghệ thuật.
Mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng với tình yêu nghệ thuật, khát khao tìm tòi và thể hiện cái đẹp dung dị đời thường bằng hình và mầu, ông cũng là hoạ sĩ đã gạt bỏ mọi toan tính đời thường để cho ra đời các tác phẩm dung dị, đơn giản nhưng đầy tâm tư sâu lắng. Nhà phê bình mỹ thuật Thái bá Vân đã viết về sự nghiệp nghệ thuật của ông : "Cuộc rong chơi can đảm, lầm lì của Bùi Xuân Phái bằng cây bút vẽ và bằng bảng màu của mình là đẹp và có ý nghĩa cho Hà Nội. Cho chúng ta mãi mãi. Làm chứng cứ lịch sử cho một nền hội họa đi nữa,sao bằng làm chứng cứ nhân văn cho một ý thức nghệ thuật ".
Năm 1996, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Tác phẩm chính:
* Phố cổ Hà Nội - Sơn dầu 1972
*Hà Nội khán chiến - Sơn dầu 1966
*Xe bò trong phố cổ - Sơn dầu 1972
*Phố vắng - Sơn dầu 1981
*Hóa trang sân khấu chèo - Sơn dầu 1968
*Sân khấu chèo - Sơn dầu 1968
*Vợ chồng chèo - Sơn dầu 1967
*Trước giờ biểu diễn - 1984
Giải thưởng mỹ thuật:
*Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 1996
*Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1946
*Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1980
*Giải thưởng đồ họa Leipzig (Đức)
*Giải thưởng Mỹ thuật Thủ đô các năm 1969, 1981, 1983, 1984
Tặng thưởng: Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam 1997
.
Self-portrait of Bui Xuan Phai artist (SOLD)
Tác phẩm tự họa của danh họa Bùi Xuân Phái, đây là tác phẩm trong bộ sưu tập tranh đông dương của
NST Phạm Phúc (0913323977), xem tranh tại đây
Tác phẩm: Tự Họa (Danh họa Bùi Xuân Phái)
Chất liệu: Bột màu trên giấy
Kích thước: Ngang 40 cm X Cao 50cm
Năm sáng tác: 1982
Họa Sĩ Sáng Tác : Bùi Xuân Phái (tự họa)
Bùi Xuân Phái qua đời năm 1988 bởi căn bệnh ung thư phổi. Sinh thời, ông được xem là người mang đậm phong cách của người Hà Nội. Các bức chân dung Bùi Xuân Phái còn lại hiện nay cho ta thấy, đó là một người đàn ông có gương mặt gầy gầy, có phần khắc khổ nhưng vẫn toát lên nét quý phái. Đặc biệt, rất hiền (bạn bè của nhà danh họa vẫn nhận xét là ông "mang gương mặt của Chúa Jesus", còn theo họa sĩ Nguyễn Đình Đăng thì vẻ mặt của ông có gì đó gợi nhớ tới danh họa Renoir).
Tìm Hiểu - Nghiên Cứu Phong Cách Sáng Tác Của Danh Họa Bùi Xuân Phái
Phố cổ HN - Tranh của Hs Bùi Xuân Phái
Khám phá đầu tiên của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái về phố là bức sơn dầu "Phố Hàng Phèn" (năm 1940), được vẽ trước khi ông vào học trường cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Sau đó bức này được gửi tham dự triển lãm Tokyo - Nhật Bản, và có người mua ngay lập tức.
Vậy, để hiểu thêm về các giai đoạn sáng tác của danh họa Bùi Xuân Phái, chúng ta đã xem về các chữ kí trên tranh của ông qua các thời kì, ngoài ra còn những thông tin liên quan đến phong cách sáng tác, mảng mầu mà ông thường sử dụng (tuy nhiên, có những mảng mầu ông vẫn đôi khi thay đổi ở 1 số bức mà không thuộc thời kì sáng tác đó, vì thế phân ra thời kì sáng tác và mảng mầu của ông chỉ mang tính cơ bản và khá chung chung, không thể hoàn toàn chính xác)
Giai đoạn Khởi đầu 1950 đến 1960:
Từ năm 1950 đến năm 1960, Bùi Xuân Phái chưa định hình rõ phong cách và cũng chưa chuyên sâu hẳn vào một đề tài nào, ông thường có vẽ những bức mang tính thể nghiệm, đột phá theo trường phái hiện đại lúc bấy giờ, tiêu biểu như những bức khỏa thân và tĩnh vật được thể hiện theo trường phái lập thể. Ông cũng có một số bức vẽ phố cổ, được thể hiện kỹ lưỡng và nhiều chi tiết nhưng chưa độc đáo (giai đoạn về sau này là tranh phố của ông luôn được khái quát và lược bỏ đi nhiều chi tiết trong thực tế). Bức phố Hàng Thiếc (sơn dầu), được Bùi Xuân Phái vẽ năm 1952, chữ ký bên góc phải cho thấy lúc đó họa sĩ ký cả họ và tên. Bức này được nhà văn Nguyễn Tuân bày tại phòng khách rất lâu.
Có thể chia ra mảng đề tài vẽ phố cổ Hà Nội của Bùi Xuân Phái ra ba giai đoạn:
- Từ 1960 đến 1970 : Thời kỳ Nâu
- Từ 1970 đến 1980 : Thời kỳ Ghi Xám
- Từ 1980 đến 1988 : Thời kỳ Lam
* Thời kỳ Nâu 1960 đến 1970:
Có thể nói Thời Kỳ Nâu mang dấu ấn đặc trưng nhất về phong cách, tinh thần của Bùi Xuân Phái. Những bức vẽ trong thời kỳ này phản ánh khung cảnh của phố cổ Hà Nội nguyên chất nhất, chưa bị sửa sang, cơi nới. Cũng không lấy làm lạ khi phần nhiều những người Hà Nội có tuổi và am hiểu mỹ thuật thường yêu thích thời kỳ này hơn cả, trong khi giới trẻ và người ngoại quốc lại nồng nhiệt yêu thích Thời kỳ Lam.
Tranh ông trong giai đoạn này thường bàng bạc nỗi buồn da diết, cô đơn, hoài cổ, như tiếc nuối một thời tuổi trẻ đã mất, phố thường vắng bóng người qua, các căn nhà có cửa mặt tiền luôn đóng chặt với dáng vẻ trầm mặc, những mái nhà thâm nâu của khu phố cổ im lìm dưới sức nặng của bầu trời xám như dự báo một cơn giông sắp ập xuống. Điều đặc biệt là các ô cửa chỉ được mô tả bằng một vệt mầu thẫm.Đây là thời kỳ sung sức và cũng khốn khó nhất trong sự nghiệp nghệ thuật của Bùi Xuân Phái. Tranh ông nhuốm vẻ trầm buồn sâu xa, nét bi ai, sự cô đơn khốn khổ. Tranh tựa như một phương tiện giải tỏa ẩn ức nội tâm cũng như ý thức về sự bất lực của ông trước cuộc đời.
Hiện nay, những bức tranh được các nhà sưu tập đặt giá cao nhất vẫn thuộc về những tác phẩm được vẽ trong Thời kỳ Nâu. Thí dụ như bức "Hà Nội kháng chiến" (vẽ năm 1966) đã được khởi giá là 200.000 USD trên trường quốc tế.
* Thời kỳ Ghi xám 1970 đến 1980:
Không nên hiểu là hễ thấy bức mang tông mầu nào là xếp nó vào thời kỳ đó. Thường thì các chuyên gia chỉ cần thoáng nhìn đã biết ngay bức tranh đó được vẽ vào thập niên nào, bởi ngoài gam mầu và bút pháp, người ta còn căn cứ vào cảnh và người trong tranh của ông.
Thời kỳ xám có điểm nổi bật nhất là trên phố không còn người đàn ông mặc áo dài và cầm ô đi trên hè phố nữa. Những người bán dong cũng có trang phục khác, các ô cửa sổ được vẽ kỹ lưỡng và chi tiết hơn, xe bò không được phép đi vào thành phố nữa nên không hiện diện trong tranh ông.
Trong thập niên 70, họa sĩ rơi và cảnh khó khăn, ngặt nghèo cả về kinh tế lẫn tinh thần. Trong nhật ký, ông từng viết: "Cuộc sống nào thấy gì vui? Chỉ thấy kinh khủng và kinh khủng". ....
Thời kỳ này Bùi Xuân Phái vẽ tranh phố cổ Hà Nội bằng bột mầu, nhiều bức được vẽ trên giấy báo, được thể hiện với gam mầu ghi xám. Phố trong tranh ông đã bớt đi vẻ cô liêu, trầm mặc, nét vẽ tung tẩy, nhẹ nhàng, nhiều bức phố của ông ngả dần theo hướng trừu tượng, nhiều bức mang tính chất thể nghiệm... Đây là giai đoạn hưng phấn và được sáng tác nhiều tranh cùng các đề tài khác trong sự nghiệp của ông
* Thời kỳ Lam 1980 đến 1988:
8 năm cuối cùng của cuộc đời, tác phẩm của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái được mời đi triển lãm ở nhiều nước, nên công chúng Việt và thế giới biết đến tên tuổi ông nhiều hơn. Lúc này tranh phố của ông mới nhẹ nhõm hơn, xuất hiện những gam mầu ấm của nắng, của tà áo đỏ qua đường...
Giá trị của các phố cổ là giá trị của thời gian lắng đọng ở những mái ngói, những bức tường rêu phong của chúng. Bùi Xuân Phái cũng đã từng nhận xét là trong sự rêu phong cổ kính có "màu thời gian". Thời gian cũng đã làm cho các bức tranh của ông càng ngày càng có giá trị, từ chỗ mỗi bức chỉ đổi được vài lạng cà phê, dăm bao thuốc lá dưới thời bao cấp, đến chỗ mỗi bức là cả một gia tài theo qui luật "giá trị thặng dư của thời gian". Tuy nhiên, thời gian đã làm điều này quá chậm đối với cá nhân Bùi Xuân Phái, hay nói cách khác là ông đã không ở lại trần thế để thụ hưởng thành quả lao động nghệ thuật của mình.
Các chữ kí qua thời kỳ của danh họa Bùi Xuân Phái:
Đây là tư liệu rất quý để các nhà sưu tập mới tìm hiểu và so sánh các bức tranh của danh họa Bùi Xuân Phái mà mình định mua
Các bạn có thể so sánh để định vị phong cách sáng tác, chữ kí của năm đó có khớp không, rồi mới đến các bước tiếp theo.
" Chèo" (Folk music band) của danh họa Bùi Xuân Phái, một tác phẩm hiếm và đặc sắc thuộc sở hữu của nhà sưu tập tranh Phạm Phúc (HN) - Sold
" Chèo" của danh họa Bùi Xuân Phái - Sold
" Chèo" của danh họa Bùi Xuân Phái
Folk music band of Bui Xuan Phai artist (SOLD)
Tác phẩm chủ đề "chèo" của danh họa Bùi Xuân Phái, đây cũng là tác phẩm tuyệt đẹp của danh họa Bùi Xuân Phái, hiện tác phẩm này nằm trong bộ sưu tập của NST Phạm Phúc (0913323977)
So với đề tài vẽ về phố hay tĩnh vật, thì về "Chèo" của danh họa Bùi Xuân Phái có lẽ là đặc biệt hơn hẳn và cũng hiếm hơn, chỉ ít các nhà sưu tập hiện có các tác phẩm kích cỡ lớn (mà danh họa Bùi Xuân Phái vẽ để bán) như thế này.
Bức "Chèo" này, với những NST yêu tranh của danh họa Bùi Xuân Phái sẽ nhìn đầy đủ về chất họa của ông
Việc Bùi Xuân Phái đến với chèo là hoàn toàn ngẫu nhiên. Vào những năm 1957-1958 cuộc sống gặp nhiều khó khăn, bạn bè tìm cách xoay việc cho ông làm, như vẽ minh họa cho báo dưới dạng cộng tác viên, trong số này có đạo diễn Trần Hoạt đã mời Bùi Xuân Phái về làm họa sĩ trang trí cho sân khấu chèo. Như vậy có thể thấy ông không được đào tạo để vẽ sân khấu, mà đến với nghề này chỉ vì mưu sinh.
Điều khá tẻ nhạt với họa sĩ Bùi Xuân Phái là hàng đêm ông vẫn phải theo đoàn khi họ diễn. Chỗ ngồi của ông là cánh gà bên trái, nơi được giăng màn làm chỗ hóa trang và thay trang phục. Trong một bầu không gian chật hẹp chỉ độchục mét vuông như thế, nơi mà các câu chuyện dù riêng tư cũng trở thành chuyện chung, chính vì mọi thứ quá gần gũi, quen thuộc mà Bùi Xuân Phái đã vẽ về chèo ở một góc độ đặc biệt, đấy là hầu hết các tác phẩm không vẽ về sân khấu chèo, mà vẽ hậu trường chèo, vẽ những cuộc sống phía sau vở diễn của những người đã tạo dựng nên nó.
Nhà họa sĩ hào phóng nhất thế giới
Đây không phải là nhận xét của tôi mà là nhận xét của một người từng được Bùi Xuân Phái tặng tranh. Người đàn ông tên Tùng này đã nói đại ý rằng, mặc dù Bùi Xuân Phái qua đời đã lâu, song ông vẫn còn "nuôi" bao bạn bè bằng những bức tranh mà ông tặng họ. Ông Tùng còn cho biết, ông đã mua cho con trai ông một căn buồng nhờ tiền tranh của Bùi Xuân Phái. Bùi Xuân Phái là người hào phóng. Quý bạn quý bè, ông rất hay cho tranh. Chuyện kể rằng, Bùi Xuân Phái vẽ tranh trên bất cứ chất liệu gì ông có trong tay, từ giấy báo đến vỏ bao thuốc lá, thậm chí là vỏ bao diêm. Vẽ xong, ông nhét vào khe tủ. Bạn bè đến chơi, hứng lên, ông lấy ra, hỏi bạn: "Thích không, cho đấy". Có lần, trước các bạn bè văn nghệ ở quán Cà phê Lâm, Bùi Xuân Phái đã trổ tài dùng bút mực và cà phê đen vẽ chân dung một cô gái. Hôm đó, ông vẽ được cả thảy 30 bức. Ông hào phóng tặng mọi người những bức chân dung đó. Cô người mẫu được cho chọn trước 5 bức. Dịch giả Dương Tường được tặng nhiều nhất, tới 12 bức.
Thanh đạm và... thanh thản
Nhiều năm trong đời, Bùi Xuân Phái gắn bó với ngôi nhà số 87 phố Thuốc Bắc, một ngôi nhà mà theo mô tả của họa sĩ Nguyễn Đình Đăng thì "căn phòng chật hẹp và tối ngay cả khi ngoài trời đang nắng chang chang". Nói chung, cuộc sống của Bùi Xuân Phái, cho tới những năm cuối đời vẫn đạm bạc. Ông Bùi Thanh Phương từng kể, suốt mấy chục năm, như đã thành thông lệ, hễ tết đến là nhà văn Nguyễn Tuân luôn có quà sêu tết cho Bùi Xuân Phái, khi thì cân giò, khi thì cân thịt bò, khi thì con cá chép và "gia đình tôi trong mấy thập niên đó, có một cái tết ra trò hay không một phần cũng trông chờ vào quà sêu tết của nhà văn Nguyễn Tuân".
Mặc dù cuộc sống thanh đạm vậy, song với những người thân trong gia đình Bùi Xuân Phái, chưa khi nào họ thấy ông thể hiện máu mê tiền bạc. Có lần Bùi Thanh Phương đã hỏi cha: "Hình ảnh tệ nhất của người nghệ sĩ là gì?". Bùi Xuân Phái trả lời ngay: "Đó là hình ảnh anh ta ngồi đếm tiền". Theo Bùi Thanh Phương thì cha mình rất ý tứ chuyện tiền nong: "Khi giở ví để thanh toán tiền cho ai đó, cụ thường giấu ví tiền xuống gầm bàn mà đếm, vẻ mặt hết sức bối rối".
Cũng vẫn theo họa sĩ Bùi Thanh Phương, khi cha ông mất đi, điều ám ảnh nhất, gây ấn tượng nhất đối với ông chính là thái độ bình thản kỳ lạ của nhà danh họa: "Tôi đã chứng kiến giây phút cuối cùng của ông và không thể quên được cặp mắt ấy... Ông tỏ ra bình thản và dường như không luyến tiếc trần thế..."
Họa sĩ phái cùng hs hoàng tích chù ( ngoài cùng)
hs bui xuan phái cùng văn cao, nguyễn sáng
Bui Xuân phai trong căn nhà của mình
"Ngõ Phất Lộc" của danh họa Bùi Xuân Phái
"Ngõ Phất Lộc" của danh họa Bùi Xuân Phái - Sold
"Ngõ Phất Lộc" của danh họa Bùi Xuân Phái
"Ngõ Phất Lộc" của danh họa Bùi Xuân Phái
Phố cổ Hà Nội là chủ đề mà bất kì NST nào cũng nhắc đến danh họa Bùi Xuân Phái
vậy mới có câu " phố phái, gái liên" (đọc thêm về HS Dương Bích Liên )
Bức phố trên, ông vẽ về phố Phất Lộc năm 87 (thời kỳ Lam), đây là tác phẩm trong bộ sưu tập của NST Phạm Phúc (0913323977)
Bùi Xuân Phái nhận định vẽ không phải là chép, không phải là đo cho chính xác. Người họa sĩ dùng trí tuệ và cảm xúc để phân tích thực tế và chuyển sang phần hội họa trong đó có óc tưởng tượng hoạt động. Nếu quá nặng về ghi chép cho đúng thì tranh sẽ mang ít tính chất hội họa, phần này nên nhường chỗ cho nhiếp ảnh. Cái đẹp của tranh, phần cốt yếu là phần sáng tạo của người họa sĩ. Cho nên người ta thấy Phố Phái quen mà lạ. Quen vì mọi người nhanh chóng nhận ra phong cảnh vì phố thực, nhưng lạ vì cái thực ấy được nhìn qua lăng kính của Phái, tường thuật nhiều câu chuyện khác nhau trên cùng một khu phố, những vẽ đẹp của đời sống của người Việt Nam trong thế kỷ 20 đã được thể hiện theo phong cách và tình cảm sâu đậm của Bùi Xuân Phái
bui xuan phai voi ông lâm cafe
tác phẩm của hs Bui Xuân phái
tác phẩm nude của hs Bui Xuân phái
tác phẩm phố của hs Bui Xuân phái
1 trong những tuyệt tác của danh họa Bùi Xuân Phái
Danh họa Bùi Xuân Phái bên giá vẽ và các tác phẩm "phố" của mình
Phố cổ Hà Nội (Tranh Hs Bùi Xuân Phái) - Chụp khi có khung và mặt kính - Sold
Phố cổ Hà Nội (Tranh Hs Bùi Xuân Phái) - Chụp khi bỏ mặt kính, nhìn sẽ thật hình
Phố cổ Hà Nội (Tranh Hs Bùi Xuân Phái) - Màu xanh lam sử dụng cùng màu ghi xám trong tranh của ông
bút pháp của danh họa Bùi Xuân Phái
bút pháp của danh họa Bùi Xuân Phái
Dễ thấy nhất là các nét contour (đường viền quanh hình) của Phái không bao giờ đều đặn
Cái xiêu vẹo, lô xô của Phái là ngẫu hứng có chủ ý, bằng tay nghề điêu luyện, đường contour của bác dày dặn và tình cảm. Nét vẽ tình cảm không “tô”, không “kẻ”... Nó “đi” một cách tự nhiên, “luyến láy” tự nhiên nhưng có chủ đích.
Thêm một tác phẩm rất hiếm và đẹp của danh họa Bùi Xuân Phái
Thường thì Hs Bùi Xuân Phái ở giai đoạn này hay vẽ trực họa tại các góc đẹp của phố cổ Hà nội, tuy nhiên như các bạn thấy, đậy không còn là bức vẽ trực họa, mà Hs Bùi Xuân Phái đã pha chút thay đổi, với bút họa của abstract art, sự thay đổi hay tạo cho người xem về hình khối, kiến trúc và màu sắc của phố cổ Hà Nội huyền bí và hấp dẫn hơn
Đây cũng là tác phầm tuyệt đẹp của danh họa Bùi Xuân Phái vẽ năm 87 (thời kỳ Lam), chính vì vậy, nếu các bạn để ý kỹ sẽ thấy, ngoài các mảng màu ghi xám thân quen của phố cổ Hà Nội ông hay dung, nhưng giờ đây ông đã pha thêm các tông màu sáng của xanh lam (khu vực cửa nhà gần cột điện, chính giữa bức họa)
Đây là tác phẩm độc đáo, đặc săc về phố cổ Hà Nội của danh họa Bùi Xuân Phái, hiện trong bộ sưu tập của NST Phạm Phúc (0913323977)
Bùi Xuân Phái có lối vẽ nhanh, mạnh, dứt khoát, để lại trên tranh nhiều nhát dao trát, những lớp sơn gồ ghề, ít tả, mà tràn trề, no đầy với những mảng màu lớn, đầy phong phú và đầy đặn thông qua những vệt bút, những nhát trát mạnh bạo, dứt khoát.
tác phẩm phố vùng cao của hs Bui Xuân phái
Họa sĩ bùi xuân phái và tự họa của mình
Các tác phẩm của danh họa Bùi Xuân Phái ( Art works for sale)
(đây là tác phẩm của các nhà sưu tập tại Hà Nội, hiện có bán (cập nhật 2/2020) và
nếu bạn quan tâm, vui lòng liên hệ cho tôi: 091 3323977)
Tác phẩm của danh họa Bùi Xuân Phai
Chủ đề sang tác : Thiếu nữ (mẫu vẽ)
Chất liệu: Sơn dầu trên toan (Oil on canvas)
Khổ tranh: 72 x56 cm
Giá/ price 150 000$
Hiện trong bộ sưu tập của 1 nhà sưu tập tranh tại Hà Nội, nếu bạn quan tâm sở hữu tác phẩm này, vui lòng liên hệ tôi (0913323977)
Tác phẩm của danh họa Bùi Xuân Phai
Chủ đề sang tác : Thiếu nữ (mẫu vẽ)
Chất liệu: Sơn dầu trên toan (Oil on canvas)
Khổ tranh: 60 x45 cm
Giá/ price 150 000$
Tác phẩm của danh họa Bùi Xuân Phai với mẫu vẽ này
Tác phẩm của danh họa Bùi Xuân Phai với mẫu vẽ này (sau khi tác phẩm hoàn thành)
Hiện trong bộ sưu tập của 1 nhà sưu tập tranh tại Hà Nội, nếu bạn quan tâm sở hữu tác phẩm này, vui lòng liên hệ tôi (0913323977)
Tác phẩm của danh họa Bùi Xuân Phai ( Tranh hiện có bán, vui lòng liên hệ để có thêm thông tin)
Chủ đề sang tác : Chèo
Khổ tranh: 26x 35 cm
Giá/ price 25 000$
Năm vẽ: 1968
Tác phẩm của danh họa Bùi Xuân Phai ( Tranh hiện có bán, vui lòng liên hệ để có thêm thông tin)
Chủ đề sang tác : Phố
Khổ tranh: 30x40 cm
Giá/ price 30 000$
Năm vẽ: 1973
Tác phẩm của danh họa Bùi Xuân Phai ( Tranh hiện có bán, vui lòng liên hệ để có thêm thông tin)
Vẽ mẫu tên Ms Minh Nguyệt
Khổ tranh: 40x50 cm
Giá/ price 60 000$
Tác phẩm của danh họa Bùi Xuân Phai ( Tranh hiện có bán, vui lòng liên hệ để có thêm thông tin)
Thêm 1 siêu tác phẩm của danh họa Bùi Xuân Phái, nếu bạn quan tâm sở hữu hãy liên hệ tôi: 0913323977 nhé
Tác phẩm nguyên gốc Phố cổ Hà nội của danh họa Bùi Xuân Phai (có giấy xác nhận của gia đình Hs)
Khổ tranh: 18x 26 cm
Chất liệu: Sơn đầu trên bìa (oil paint on cardboard)
Giá/ price: call whatsapp : 084.913323977
Zalo: 0913323977
Tác phẩm Phố cổ Hà Nội của danh họa Bùi Xuân Phai (cố giấy xác nhận của gia đình HS)
Khổ tranh: 20x 27 cm
Chất liệu: Sơn đầu trên bìa (oil paint on cardboard)
Giá/ price: call whatsapp : 084.913323977
Zalo: 0913323977
Hiện trong bộ sưu tập của 1 nhà sưu tập tranh tại Hà Nội, nếu bạn quan tâm sở hữu tác phẩm này, vui lòng liên hệ tôi (0913323977)
Special notes for the Foreign art lovers/ art collectors
We are the only one local travel agent in Hanoi to organize the " Hanoi art tours" where you will have an apportunity to meet the well-known local artists, local art collectors, the national fine arts museum, local art galleries or local art auction house.
Please contact us at: vietnamarts.vn@gmail.com
Phone/ whatsApp: (084) 0913323977 (Mr Pham)
Đây là 2 tác phẩm rất đẹp của Hs Bùi Xuân Phái, rất chi tiết để quý vị có thể nhìn kĩ đường họa độc đáo của ông
1 số Hình ảnh tranh và thông tin nội dung đăng tải được lấy từ nguồn lưu của google.com
BÀI VIẾT KHÁC
Danh Họa Nguyễn Tiến Chung (1914- 1976)
Họa sỹ Nguyễn Tiến Chung có cả cuộc đời gắ
Danh họa Émile Henri Bernard (28 /4/ 1868 – 16/4/ 1941)
Émile Henri Bernard là một họa sĩ và nhà văn theo
Danh Họa Paul Gauguin (1848 - 1903)
Paul Gauguin, danh họa của trường phái Tượng Trư
Trường phái hội họa trên thế giới, có bao nhi
Quan tâm nghiên cứu các dòng tranh hay trường phái
Danh họa Henri Matisse
Henri Matisse sinh ngày 31 tháng 12 năm 1869 ở Cateau C
Họa Sĩ Victor Tardieu
Họa sĩ VICTOR TARDIEU sinh ra ở thành phố Lyon năm
Họa sĩ Vũ Cao Đàm - Danh Họa Vũ Cao Đàm
Vũ Cao Đàm sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Ông t
Hanoi Art Tour- Meeting famous local artists
This special trip to combine your sightseeing city highlight