Triển lãm với chủ đề “Phụ nữ và hoa” diễn ra từ 8-4 đến 13-5 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, 36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội là bộ sưu tập hơn 120 bức tranh của họa sĩ Phạm Lực, do 28 nhà sưu tầm tranh trong câu lạc bộ tranh Phạm Lưc gồm cả tại Hà nội, Bắc Ninh, Tp Hồ chí minh cùng giới thiệu. Các tác phẩm đa dạng về chất liệu, bao gồm những bức bột màu, lụa, sơn dầu, sơn mài, bao tải, khắc gỗ...
Họa sĩ Phạm Lực (tự họa)
Triển Lãm từ ngày 8/11/2019 của Nst Nguyễn Sĩ Dũng tại nhà đấu giá chọn (Hàm Long-HN), với hơn 50 bức đặc sắc được tuyển chọn kĩ trong bộ sưu tập lớn của ông, có sự tham gia của nhiều bạn bè trong CLB sưu tập tranh Phạm Lực (ông Tuấn là chủ tịch CLB, còn ông Sĩ Dũng là phó chủ tịch CLB):
Lẵng hoa của CLB tranh phạm lực đến cuộc triển lãm
Họa sĩ Phạm Lực và Nst lâu năm Phạm Phúc
Họa sĩ Phạm Lực và chủ tịch Chọn cùng vợ trồng Nst Sĩ Dũng, Nst Phạm Phúc trước h khai mạc
rất đông người yêu tranh Phạm Lực, CLB Phạm Lực cùng tham dự triển lãm
rất đông người yêu tranh Phạm Lực, CLB Phạm Lực cùng tham dự triển lãm
Tranh tham gia triển lãm của Nst Sĩ Dũng
Tranh tham gia triển lãm của Nst Sĩ Dũng- đây là 2 bức (góc phải) rất đặc biệt và có giá trị cao
Phụ nữ vung cao, 1 tác phẩm của phạm lực vẽ trên chất liệu bao tải- thời chiến
Chung một chủ đề sáng tạo là vẻ đẹp của phụ nữ và hoa, nhưng “cái đẹp” ấy trong tranh Phạm Lực là hình ảnh đời thường dung dị. Đó là sự mộc mạc của thiếu phụ vùng quê, là gương mặt đôn hậu đảm đang của người vợ người mẹ, là dáng dẻo dai, bất khuất khi cầm súng chiến đấu, nét thời gian trên khuôn mặt của những người bà.
Phạm Lực vẽ ở từng thời kỳ khác nhau, từ những năm tháng chiến tranh gian khó và cho đến mãi sau này. Theo các nhà sưu tập thì hiện số tranh của ông còn giữ được có thể lên tới 6000 bức. Trong đó, vẻ đẹp của phụ nữ là một mảng đề tài lớn trong tranh của ông.
Họa sĩ phạm lực luôn ấn tương bạn với sự cởi mở, thân thiện, đây cũng là yếu tổ mà ông được nhiều nhà sưu tầm mới, mong muốn được gặp và sưu tầm tranh của ông.
Họa sĩ Phạm Lực sinh năm 1943, ông thuộc thế hệ họa sĩ đầu tiên theo học tại Trường Mỹ thuật Việt Nam (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội) khóa 1959-1964. Ngay khi vừa tốt nghiệp, năm 1965, khi đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc, ông xung phong đi bộ đội. Trong cuộc chiến tranh, ông đã có mặt ở khắp các chiến trường, từ Thanh Hóa, Quảng Bình đến Trường Sơn, Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ. Năm 1989, ông nghỉ hưu, quân hàm thiếu tá.
Bức "Tình mẹ" của nhà sưu tập Phạm Phúc tham gia triển lãm cùng CLB
Những gam màu tươi sáng, sự làm chủ kỹ thuật hội họa, cùng nét tài hoa cộng với sự bình dị thấm đẫm tâm hồn Việt khiến tranh của Phạm Lực luôn được đông đảo công chúng ở mọi tầng lớp say mê và sưu tập. Dù trình độ năng lực cảm thụ nghệ thuật có khác nhau, nhưng tựu chung họ đều gặp trong tranh Phạm Lực sự cảm thông, gần gũi, chia sẻ. Bởi vậy, họ đã trân trọng, giữ gìn tranh Phạm Lực, coi đó là tài sản quý trong gia đình và không ngừng làm phong phú thêm cho bộ sưu tập của mình.
Tranh tĩnh vật hoa của họa sĩ phạm lực
Theo một người mê và chơi tranh Phạm Lực, thì họa sĩ “là người nắm rất vững các ngón nghề kỹ thuật hội họa Đông - Tây, nhưng không bị lệ thuộc bởi kỹ thuật hàn lâm. Phạm Lực chỉ chuyên chú vẽ cho được cái tình của họa sĩ với con người và thiên nhiên đất nước. Bởi vậy tranh của Phạm Lực rất phong phú, đa dạng về bút pháp. Bút pháp của Phạm Lực vừa tinh tế, dí dỏm, vừa ào ạt, bốp chát, vừa mơ hồ như hơi thở nhẹ, vừa sâu lắng triết luận trữ tình nhưng luôn nhất quán một giọng điệu, một phong cách”.
Phạm Lực và nhà sưu tập tranh nước ngoài
Phạm Lực tham gia quân ngũ suốt 35 năm, chiến đấu ở Hàm Rồng (Thanh Hóa), rồi đi khắp các chiến trường Tây nguyên, Nam Lào, Tây Nam bộ... Ông là người duy nhất có một câu lạc bộ những người sưu tập tranh của mình, với hơn 100 thành viên, tập trung hơn 6.000 tác phẩm.
Tác phẩm vẽ trên bao tải thời chiến của hs Phạm Lực
Nói đến tranh bao tải độc nhất vô nhị là một thương hiệu của HS Phạm Lực, nó chứa đựng lịch sử và giá trị mỹ thuật cao, do là họa sĩ của quân đội, ông có những trải nhiệm kí họa tại những chiến trường nóng bỏng thời kháng chiến chống mỹ cứu nước, những bức họa được sáng tác trên các bao tải đựng gạo (loại nếu bạn sờ vào sẽ thấy dày hơn) và loại trên bao tải đựng đường (mỏng và thưa hơn), việc sáng tác và triển lãm cũng ngay trên các đơn vị mặt trận, những tranh này sau đó được gửi về đơn vị cục quản lý tại Hà Nội.
Họa sĩ Phạm lực có kể với tôi, sau chiến tranh, cũng cố tìm lại trong kho quân đội, nhưng đa phần là bị mối, mọt, chuột cắn (chuột rất thích làm tổ trong cuộn bao tải), tôi chắc có rất nhiều tác phẩm thuộc hạng kinh điểm mà chúng ta không bao giờ có cơ hội được ngắm lại chúng, đã nằm trong số tranh hỏng đó, nghĩ mà tiếc quá !
Nude Phạm lực- Bao tải thời chiến (trong bộ sưu tập của Phạm Phúc -HN)
Giai đoạn là Hs trong quân đội, nếu vẽ nude sẽ có thể phải ra tòa án binh, tuy nhiên với đam mê cháy bỏng mỹ thuật, cái đẹp (phụ nữ, nude), đêm đến, ông vào nhà vệ sinh, đóng cửa và bắt đầu vẽ, những tác phẩm nude trên bao tải thời chiến vì thế mà thuộc thể loại rất hiếm trong kho tranh Phạm lực khi tôi biết hay đến nhà ông những năm 1996-1997
Tác phẩm vẽ về chính người mẹ thân yêu của Họa Sĩ, vẽ trên chất liệu cũng là bao tải (những năm tháng khó khăn về vật chất)
Bức hình người mẹ yêu quý của Hs Phạm Lực trong nhiều bức tranh ông sáng tác mà các bạn thường thấy
Tranh Bao Tải tự họa của họa sĩ
Họa sĩ Phạm Lực (76 tuổi- tính đến năm 2019) được đánh giá là một trong những tài năng có cá tính hội họa ấn tượng. Ông học Trường cao đẳng Mỹ thuật VN (khóa 1960 - 1965), tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật VN năm 1977, đã có hơn 30 triển lãm trong nước và quốc tế.
Cuộc triển lãm gần đây nhất với 60 tác phẩm (thuộc bộ sưu tập của TS Nguyễn Sĩ Dũng, trải dài trong giai đoạn từ 1963 - 2017) sẽ được trưng bày tại triển lãm Bút Lực, diễn ra từ ngày 20.4 - 20.5/ 2018 tại Trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom
Đại sứ Canada tại Hà nội sưu tập tranh Phạm Lực
Ngoài ra còn nhiều đại sứ các nước khác và hàng trăm nhà sưu tập chuyên nghiệp nước ngoài
Ông John Kerry khi đó là ngoại trưởng Mỹ đến Hà Nội công tác năm 2017, biết đến sự nổi tiếng của Hs Phạm Lực
Và đã đến nhà gặp Hs cũng như sưu tầm cho mình vài tác phẩm quý
Bắt đầu biết HS Phạm lực từ năm 1996 và yêu mến các tác phẩm của ông, trong suốt 25 năm qua, tôi cũng đã sưu tầm cho bộ sưu tập tranh Phạm Lực của mình khá lớn, với đủ các chất liệu, kích cỡ và đặc biệt nhiều tranh bao tải cũ vẽ đề tài đa dạng, nhiều tác phẩm có lẽ xứng đáng có vị trí tại bảo tàng mỹ thuật quốc gia.
Họa sĩ vẽ kí họa tặng nhà sưu tập nước ngoài khi đến thăm xưởng vẽ của ông ở Hà Nội
Phòng tranh Vietnam Arts và rất nhiều các tác phẩm quý của Họa Sĩ Phạm Lực
Với quãng thời gian 25 năm sưu tập và môi giới tranh của họa sĩ Phạm lực, tôi chắc sẽ đủ tự tin giới thiệu cho các bạn yêu mỹ thuật những tác phẩm có giá trị của họa sĩ để bổ sung thêm cho bộ sưu tập tranh của mình và sẽ luôn làm hài lòng các bạn.
Rất mong muốn được gặp gỡ, trao đổi với những nhà sưu tập, yêu tranh của HS Phạm Lực tại:
80 Đốc Ngữ, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 091 3323 977 (Phạm Phúc)
Email: vietnamarts.vn@gmail.com
BÀI VIẾT KHÁC
Danh Họa Nguyễn Tiến Chung (1914- 1976)
Họa sỹ Nguyễn Tiến Chung có cả cuộc đời gắ
Danh họa Émile Henri Bernard (28 /4/ 1868 – 16/4/ 1941)
Émile Henri Bernard là một họa sĩ và nhà văn theo
Danh Họa Paul Gauguin (1848 - 1903)
Paul Gauguin, danh họa của trường phái Tượng Trư
Trường phái hội họa trên thế giới, có bao nhi
Quan tâm nghiên cứu các dòng tranh hay trường phái
Danh họa Henri Matisse
Henri Matisse sinh ngày 31 tháng 12 năm 1869 ở Cateau C
Họa Sĩ Victor Tardieu
Họa sĩ VICTOR TARDIEU sinh ra ở thành phố Lyon năm
Họa sĩ Vũ Cao Đàm - Danh Họa Vũ Cao Đàm
Vũ Cao Đàm sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Ông t
Hanoi Art Tour- Meeting famous local artists
This special trip to combine your sightseeing city highlight