Support/Whatsapp: (084) 913 323 977
2/43/514 Thuy khue, Tây Ho District, Hanoi
Hướng dẫn thanh toán
Support/Whatsapp: (084) 913 323 977
2/43/514 Thuy khue, Tây Ho District, Hanoi
Hướng dẫn thanh toán
Trong số các họa sĩ đương đại của Việt Nam, tôi có tình yêu đặc biệt với tranh của Họa sĩ Phạm Lực, cũng vì vậy mà bắt tay vào sưu tập từ rất sớm và may mắn sở hữu nhiều bức tranh đẹp của ông.
Phạm Lực sinh năm 1943 tại Thành phố Huế.
Trú quán : đường nghi tàm phường yên phụ quận tầy hồ Hà Nội
Tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 1977.
Hội viên hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam.
Phạm lực có rất nhiều triển lãm tranh riêng và tham gia nhiều triển lãm trong và ngoài nước : Liên Xô, Nhật, Đức, Pháp, Mỹ, Italia, Ba Lan.
Có nhiều tranh sưu tập tại Viện bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và sưu tập cá nhân ở nhiều nước trên thế giới. ông có hắn một CLB sưu tập tranh của mình ở Việt Nam và là họa sĩ đương đại duy nhất có được điều này
Giải thưởng Bộ quốc phòng năm 1990.
Nguyên thiếu tá Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Chuyên về đề tài quê hương, tình yêu, chiến tranh Việt Nam.
Tự Họa Phạm Lực
Tự Họa Phạm Lực, ông hay vẽ mình khi có tâm trạng
Tự Họa Phạm Lực
Tự Họa Phạm Lực, hay lúc mộng mơ về các thiếu nữ..
Tự Họa Phạm Lực
Họa sĩ Phạm Lực
Xem thêm hình ảnh về họa sĩ Phạm Lực
Xem tranh của Họa Sĩ Phạm Lực
Họa sĩ Phạm Lực (ảnh chụp năm 2019) và kỉ niệm bức tranh sơn mài dài nhất (là 80 mét dài) ông từng sáng tác, bức tranh cũng có lẽ là dài nhất tại Việt Nam
Căn nhà cũ của HS Phạm lực trên đường nghi tàm cách đây gần 30 năm
bên ngoài, ông trưng bày tranh bán những tác phẩm của mình, đó là những năm kinh tế khó khăn
Người vợ Pháp của Phạm Lực, bà Francois, bà đến với ông khi còn công tác tại UNICEF, Vp tại Hà Nội, bà cũng là nhà sưu tập tranh và rất đam mê hội họa Việt Nam, hội họa đông dương.
những năm sau đó, bà được điều chuyển sang Camphuchia công tác, HS Phạm Lực cũng chuyển sang đó sống 1 thời gian cùng, bà là người đại diện duy nhất được gặp Khơ me đỏ trong cuộc đàm phán hòa bình.
Bà Francois Flane người Pháp, làm việc ở Việt Nam, trở thành vợ họa sĩ Pham Lực, thì thật là hiếm có trong làng hội họa Việt Nam. Bà và họa sĩ Phạm Lực gặp nhau vào những năm đầu thập kỷ 90. Bà là người sưu tầm, và rất yêu tranh của họa sĩ quân đội này. Lúc đó, họa sĩ vẽ được bức nào là bà Francois mang đi liền, không nói tiền nong hay giá cả ra sao. Suốt gần ba năm trời, họa sĩ Phạm Lực chỉ vẽ và không nhận được một xu nào. Thế rồi có lần bà xin làm người mẫu từ đó hai người có tình cảm lúc nào không hay. Họa sĩ Phạm Lực cũng không đả động đến chuyện đó và chỉ cắm cúi vẽ ngày đêm.
Không ngờ vào một ngày đẹp trời, bà Francois đến với một nụ cười bí ẩn, không vào nhà mà gọi ông ra ngoài rồi bắt lên ô tô. Họa sĩ Phạm Lực hỏi đi đâu, bà chỉ lắc đầu và cười. Bà lái xe đưa ông đi một vòng khá xa về phía Yên Phụ, rồi bất ngờ dừng lại trước một ngôi nhà hai tầng khá đẹp trên phố Nghi Tàm. Họa sĩ Phạm Lực ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì, thì bà Francois bảo ông xuống xe, rồi cùng bước vào ngôi biệt thự đó.
Lúc này, với nụ cười tươi như hoa, nói rằng ngôi nhà này được mua bằng tiền bán tranh của ông, trong suốt 3 năm qua mà bà đã sưu tầm. Năm sau bà trở thành vợ của họa sĩ Phạm Lực
Đây là hình ảnh mẹ HS Phạm Lực, rất ít người được biết đến cụ, tôi là người bạn lâu năm với gia đình ông và được biết đến cụ, người có ảnh hưởng đến sáng tác của họa sĩ rất nhiều, đặc biệt nếu các bạn để ý những tranh có nhân vật là cụ già Việt Nam
Họa sĩ Phạm Lực gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và phải mổ tim (năm 2019), tôi đến thăm ông sau đó, ông khoe bức ông yêu thích vì tìm lại được, đây là đề tài khi ông còn là họa sĩ trong quân đội và vẽ phục vụ đề tài phản chiến, giờ không biết bức tranh gốc lưu lạc ở đâu? ông nói vậy..
Họa sĩ Phạm lưc được nhiều nhà sưu tầm trong nước hay nước ngoài, những người yêu tranh ông còn gọi ông là Van Gogh Việt Nam, ngoài ra tranh của ông cũng có những ảnh hưởng của nhiều trường phái khác như của danh họa Paul Gauguin